Luật Hợp Đồng

Ai có quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản vay khi đến hạn thanh toán?

Biện pháp bảo đảm bằng tài sản trong hoạt động cho vay thường được áp dụng để bên cho vay có thể đảm bảo rằng mình có khả năng thu hồi tài sản cho vay. Vậy khi các khoản vay đến hạn thanh toán mà bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ thì Ai có quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản vay khi đến hạn thanh toán. Sau đây, Chuyên tư vấn luật sẽ giải đáp vấn đề này ngay sau đây.

Tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm

>> Xem thêm: Bảo Lãnh Và Thế Chấp Tài Sản Để Bảo Đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Dân Sự

Xử lý tài sản bảo đảm của khoản vay khi đến hạn thanh toán

  1. Tài sản bảo đảm được hiểu là tài sản được bên bảo đảm dùng để bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm thông qua các biện pháp bảo đảm, bảo lãnh, ký cược, ký quỹ, đặt cọc… thực hiện nghĩa vụ bảo đảm như cầm cố, thế chấp.
  2. Hiện nay, bất kỳ hợp đồng vay tài sản đều có thể kèm theo một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm khác nhau theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015. Phổ biến là có ba biện pháp như:
  • Thế chấp tài sản;
  • Cầm cố tài sản; và
  • Bảo lãnh thường được áp dụng trong hợp đồng vay tài sản.

3. Nhìn chung, việc xử lý tài sản bảo đảm được hiểu là việc bên bên nhận bảo đảm thực hiện một trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm mà Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác về giao dịch đã quy định nhằm ứng quyền lợi của mình trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm.

>> Xem thêm: Khi nào thì ngân hàng phát mại tài sản?

Quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản vay khi đến hạn thanh toán

  • Theo quy định tại Điều 299, Bộ luật Dân sự 2015, các trường hợp mà bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm bao gồm:
  • Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
  • Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
  • Căn cứ vào quy định của điều luật này, đối với hợp đồng vay tài sản, nếu bên vay không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản vay đến hạn, tức không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng vay thì bên nhận bảo đảm là chủ thể có quyền xử lý tài sản bảo đảm này.

Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm

  1. Thứ nhất, chỉ được xử lý tài sản khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015:
  • Một là, đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Hai là, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Ba là, pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

2. Thứ hai, Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan.

3. Thứ ba, việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo thỏa thuận của các bên.

  • Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm (thỏa thuận này có thể được xác định trong hợp đồng bảo đảm, có thể do hai bên thỏa thuận trước khi xử lý tài sản);
  • Nếu không có thỏa thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng cho vay tài sản

Hợp đồng cho vay tài sản

Phương thức xử lý tài sản bảo đảm

Bán tài sản bảo đảm

  • Bên nhận bảo đảm được quyền bán tài sản bảo đảm nếu trong hợp đồng cho vay có bảo đảm đã thỏa thuận về phương thức này.
  • Theo đó, bên nhận bảo đảm có quyền tự bán tài sản bảo đảm cho một người thứ ba bất kỳ mà không cần có sự đồng ý của bên bảo đảm.
  • Tiền thu được trong việc tự bán tài sản được dùng để khấu trừ phần nghĩa vụ bị vi phạm.
  • Khi xử lý tài sản theo phương thức này, bên nhận bảo đảm ký kết với người thứ ba một hợp đồng mua bán tài sản hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Trong đó, bên nhận bảo đảm là bên bán (bên chuyển nhượng), người thứ ba là bên mua (bên nhận chuyển nhượng.
  • Nếu hợp đồng phải thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu (quyền sử dụng) tài sản thì hợp đồng bảo đảm được ký kết giữa bên nhận bảo đảm với bên bảo đảm là cơ sở để thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu (quyền sử dụng) tài sản cho bên mua (bên nhận chuyển nhượng).

Nhận tài sản bảo đảm

  • Theo phương thức này, bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc không thanh toán các khoản vay đến hạn của bên bảo đảm.
  • Theo quy định của pháp luật thì phương thức này chỉ được thực hiện khi các bên đã thỏa thuận.
  • Và vì vậy, nội dung của phương thức này hoàn toàn do các bên quyết định thông qua sự thỏa thuận.

>> Xem thêm: Hợp Đồng Vay Tiền Không Thế Chấp

Bán đấu giá tài sản

  • Trường hợp các bên có thỏa thuận trong giao dịch bảo đảm là bên nhận bảo đảm có quyền bán đấu giá tài sản thì khi bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ, bên nhận bảo đảm có quyền ký hợp đồng bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá.
  • Trường hợp các bên không thỏa thuận về bán đấu giá thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.

Xử lý tài sản bảo đảm

Xử lý tài sản bảo đảm

> Xem thêm: Ngân hàng có được quyền xử lý tài sản bảo đảm khi bên có nghĩa vụ vi phạm? 

  • Cơ sở pháp lý: Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015

Hướng giải quyết khi bị xử lý tài sản bảo đảm của khoản vay đến hạn thanh toán trái luật

Theo quy định tại Điều 57 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì bên bảo đảm được nhận lại tài sản trong các trường hợp:

  • Hoàn thành nghĩa vụ quy định tại Điều 302 của Bộ luật Dân sự;
  • Tài sản bảo đảm đã được thay thế, được trao đổi bằng tài sản khác;
  • Nghĩa vụ được bảo đảm đã được thanh toán bằng phương thức bù trừ nghĩa vụ;
  • Trường hợp khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản bảo đảm không bị xử lý.

Theo đó, nếu trường hợp bên bảo đảm có quyền được nhận lại tài sản nhưng không được nhận lại hoặc bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm trái pháp luật, bên bảo đảm thực hiện quyền đòi lại tài sản bảo đảm theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có) hoặc theo đúng quy định pháp luật. Lúc này, các bên có thể cùng thỏa thuận, thương lượng giải quyết vấn đề này trên nguyên tắc tôn trọng nhau, đi đến kết quả có lợi nhất cho cả hai bên. Trường hợp các bên không thể thống nhất được hướng giải quyết thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Luật sư tư vấn về tài sản bảo đảm

  • Luật sư tư vấn thủ tục bảo đảm
  • Luật sư tư vấn thủ tục xử lý tài sản bảo đảm
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp khi xử lý tài sản bảo đảm
  • Đại diện theo ủy quyền tham gia giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm
  • Cử luật sư tham gia giải quyết tranh chấp

Trên đây là nội dung chi tiết bài viết Ai có quyền xử lý tài sản đảm bảo của khoản vay khi đến hạn thanh toán? Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc hay có các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực giấy phép thì có thể gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được Luật sư Hợp đồng hỗ trợ tư vấn. Xin cảm ơn!

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc góp ý vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.8 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết