Luật Xây Dựng

Hợp đồng xây dựng nhà ở phần nhân công

 Hợp đồng xây dựng nhà ở phần nhân công đang là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Hợp đồng này chính là SỰ RÀNG BUỘC về mặt pháp lý, đảm bảo bên giao thầu và bên nhận thầu phải làm đúng theo những điều khoản mà đã ký kết trong hợp đồng, thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những quy định để soạn thảo loại Hợp đồng trên.

 

Hợp đồng xây dựng nhà ở phần nhân công

Hợp đồng xây dựng nhà ở phần nhân công

Quy định chung về Hợp đồng xây dựng

Điều 138 Luật xây dựng 2014 (sửa đổi bổ sung 2020) quy định Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Hình thức Hợp đồng nhân công xây dựng nhà được nhiều gia đình áp dụng là Hợp đồng giao khoán nhân công nhà ở hay còn gọi là Hợp đồng thi công nhà ở.

Hợp đồng nhân công xây dựng nhà ở là hợp đồng có nội dung về việc thi công xây dựng công trình nhà ở của dân. Hợp đồng này chính là sự sự ràng buộc về mặt pháp lý, đảm bảo bên giao thầu và bên nhận thầu phải làm đúng theo những điều khoản mà đã ký kết trong hợp đồng, thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên.

Phân loại Hợp đồng xây dựng nhà ở phần nhân công

Hiện nay, hợp đồng giao khoán thường được áp dụng cho những công việc mang tính thời vụ, diễn ra trong một thời điểm nhất định. Thực tế, dựa trên tính chất công việc có thể phân chia hợp đồng giao khoán thành 2 loại:

  • Khoán trọn gói: bên khoán giao toàn bộ cho bên nhận khoán, các chi phí bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí công cụ, dụng cụ lao động có liên quan để hoàn thành công việc.
    • Bên khoán trả cho bên nhận khoán một khoản tiền bao gồm các chi phí nêu trên và lợi nhuận phát sinh từ việc nhận khoán.
  • Khoán nhân công: Bên nhận khoán phải tự bảo đảm công cụ, dụng cụ lao động để hoàn thành công việc.
    • Bên khoán trả cho bên nhận khoán một khoản tiền công lao động, trong đó đã bao gồm tiền khấu hao công cụ, dụng cụ lao động. Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người dân biến hợp đồng lao động thành hợp đồng khoán việc nhằm trốn tránh nghĩa vụ bảo hiểm với người lao động thì có thể bị phạt tiền.

Quyền và nghĩa vụ chung của bên giao thầu và bên nhận thầu

 

Quyền và nghĩa vụ chung của bên giao thầu và bên nhận thầu

Quyền và nghĩa vụ chung của bên giao thầu và bên nhận thầu

Quyền và nghĩa vụ chung của bên giao thầu và nhận thầu được quy định tại Điều 24 Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:

Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm nguyên tắc không trái với các quy định của pháp luật.

Bên giao thầu, bên nhận thầu phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết về quyền và trách nhiệm của người đại diện để quản lý thực hiện hợp đồng. Khi các bên thay đổi người đại diện để quản lý thực hiện hợp đồng thì phải thông báo cho bên kia biết bằng văn bản. Riêng trường hợp bên nhận thầu thay đổi người đại diện để quản lý thực hiện hợp đồng, nhân sự chủ chốt thì phải được sự chấp thuận của bên giao thầu.

Trường hợp bên nhận thầu là tập đoàn, tổng công ty khi thực hiện hợp đồng xây dựng có thể giao trực tiếp cho các đơn vị thành viên của mình nhưng phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, phù hợp với năng lực của từng thành viên và phải được bên giao thầu chấp thuận trước.

Tùy theo từng loại hợp đồng xây dựng cụ thể, quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu, bên nhận thầu còn được quy định từ Điều 25 đến Điều 34 Nghị định này.

Nội dung của Hợp đồng xây dựng phần nhân công

Căn cứ theo Điều 141 Luật xây dựng 2014 (sửa đổi bổ sung 2020) thì Hợp đồng xây dựng gồm các nội dung sau:

  • Căn cứ pháp lý áp dụng;
  • Ngôn ngữ áp dụng;
  • Nội dung và khối lượng công việc;
  • Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
  • Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
  • Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
  • Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
  • Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
  • Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
  • Rủi ro và bất khả kháng;
  • Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
  • Các nội dung khác.

Nội dung của hợp đồng xây dựng phần nhân công

Nội dung của Hợp đồng xây dựng phần nhân công

Bảo đảm thực hiện Hợp đồng xây dựng

Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng; khuyến khích áp dụng hình thức bảo lãnh.

Theo khoản 5, 6 Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì:

Bên nhận thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vi phạm khác được quy định trong hợp đồng.

Bên giao thầu phải hoàn trả cho bên nhận thầu bảo đảm thực hiện hợp đồng sau khi bên nhận thầu đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc đã chuyển sang nghĩa vụ bảo hành và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị.

Trên đây là bài viết về những quy định của pháp luật về Hợp đồng xây dựng nhà ở phần nhân công. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN VỀ HỢP ĐỒNG, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

 

4.8 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 713 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *