Luật Dân sự

Hợp đồng thuê nhà viết tay có giá trị pháp lý không

Hợp đồng thuê nhà viết tay có giá trị pháp lý không luôn là vấn đề được người thuê nhà quan tâm. Khi mà hiện nay hiện tượng lừa đảo về thuê nhà đang ngày một tăng cao. Do đó, Chuyên tư vấn luật sẽ giải đáp thắc mắc của Quý khách về việc hợp đồng thuê nhà viết tay có giá trị pháp lý không?

Hợp đồng thuê nhà viết tay có giá trị pháp lý không

Hợp đồng thuê nhà viết tay có giá trị pháp lý không

Quy định pháp luật về hợp đồng thuê nhà viết tay?

  • Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng. Đối với trường hợp này, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
  • Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
  • Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng”.

Như vậy, hợp đồng thuê nhà của bạn không bắt buộc công chứng, chứng thực. Hay nói cách khác, hợp đồng thuê nhà bằng giấy viết tay hoặc đánh máy không công chứng, chứng thực vẫn có hiệu lực nếu đáp ứng được điều kiện về chủ thể, mục đích và nội dung

Cơ sở pháp lý: Điều 122 Luật Nhà ở 2014.

Hợp đồng thuê nhà có hiệu lực khi nào?

Hợp đồng thuê nhà có công chứng, chứng thực: Nếu không có thỏa thuận khác thì hợp đồng thuê nhà có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng, chứng thực.

Hợp đồng thuê nhà không có công chứng, chứng thực: Thời điểm hợp đồng có hiệu lực do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì thời điểm hợp đồng có hiệu lực là thời điểm ký kết hợp đồng.

CSPL: Điều 122 Luật Nhà ở 2014.

Hợp đồng thuê nhà có hiệu lực khi nào

Hợp đồng thuê nhà có hiệu lực khi nào

 

Rủi ro khi thuê nhà bằng hợp đồng viết tay

Những lý do thường gặp khi các bên không muốn công chứng hợp đồng thuê nhà vì một số lý do phải chịu thuế. Theo các quy định hiện hành, bên cho thuê có nghĩa vụ phải hoàn thành ba loại thuế, bao gồm:

  • Thuế môn bài;
  • Thuế giá trị gia tăng;
  • Thuế thu nhập cá nhân;

Do vậy, các bên thường tránh thủ tục công chứng này để tránh phức tạp, rườm rà. Và đồng thời chỉ cần làm giấy tờ tay về các “thỏa thuận”. Có một số trường hợp các bên còn lập thành hai loại hợp đồng, một hợp đồng thật và một hợp đồng công chứng có giá trị thấp hơn.

Mặt khác, khi hợp đồng được mang ra công chứng có giá trị thấp hơn so với thực tế thì quyền lợi, những khoản bồi thường đặt ra hoàn toàn bất lợi cho bên bị thiệt hại.

Pháp luật hiện hành quy định hợp đồng cho thuê nhà ở không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Nhưng các bên giao kết hợp đồng cũng cần xem xét kỹ việc có cần thiết phải công chứng hợp đồng hay không, nhất là hợp đồng có giá trị cao.

Vậy nên, với người thuê nhà, để đề phòng các trường hợp chủ nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng, đòi lại nhà trước thời hạn cam kết thì nên công chứng hợp đồng thuê nhà đất để tránh bên thuê nhà phải chịu thiệt.

Luật sư soạn thảo hợp đồng thuê nhà

  • Đàm phán, tư vấn hợp đồng;
  • Soạn thảo và rà soát các điều khoản hợp đồng;
  • Quản trị các rủi ro pháp lý liên quan đến hợp đồng;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Đại diện bảo vệ quyền lợi trong tranh chấp hợp đồng.

Luật sư soạn thảo hợp đồng thuê nhà

Luật sư soạn thảo hợp đồng thuê nhà

Đối với các giao dịch dân sự thông thường, hợp đồng thuê nhà viết tay đều có hiệu lực pháp luật khi có hoặc không công chứng, chứng thực. Nếu quý khách hàng còn có những thắc mắc, những câu hỏi xin liên hệ luật sư dân sự của chuyên tư vấn luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chuyên sâu. Xin cảm ơn!

4.8 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết