Luật Hợp Đồng

Hợp đồng thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ có được không

Về nguyên tắc mọi giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam đều bị hạn chế sử dụng ngoại tệ để thanh toán trừ một số trường hợp ngoại lệ. Do đó, Hợp đồng thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ rất được nhiều quan tâm. Vì vậy, thanh toán ngoại tệ cho nhà thầu nước ngoài, quy định về việc không được sử dụng ngoại tệ tại Việt Nam cũng như mức phạt sẽ được chúng tôi cung cấp thông qua bài biết sau:

Hợp đồng thỏa thuận bằng ngoại tệ thanh toán có được không

Hợp đồng thỏa thuận bằng ngoại tệ thanh toán có được không?

Thanh toán hợp đồng bằng ngoại tệ là gì?

  • Trước ngày 01/01/2014 – ngày Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối năm 2013 có hiệu lực, các hợp đồng ghi trị giá bằng ngoại tệ nhưng thanh toán bằng đồng Việt Nam vẫn có hiệu lực.
  • Tuy nhiên, tại Điều 3, Thông tư 32/2013/TT-NHNH quy định cụ thể:

Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (gồm quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

  • Trong đó, ngoại tệ (đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực) là một hình thức của ngoại hối.
  • Như vậy, pháp luật hiện hành cấm ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị hợp đồng, thỏa thuận bằng ngoại tệ, trừ một số trường hợp ngoại lệ.

Pháp luật quy định về việc thanh toán sử dụng ngoại tệ

Nguyên tắc về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam

  • Căn cứ Điều 3, Thông tư số 32/2013/TT-NHNN quy định về nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam:
  • Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch bao gồm thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.
  • Mặt khác, như đã đề cập trên ngoại tệ nằm trong ngoại hối, nên khi sử dụng ngoại tệ cũng phải tuân thủ theo nguyên tắc của ngoại hối.
  • Như vậy, chỉ có những giao dịch được pháp luật cho phép sử dụng ngoại hối mới được sử dụng ngoại hối tại Việt Nam.

Nguyên tắc về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam

Nguyên tắc về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam

Thanh toán hợp đồng bằng ngoại tệ có hợp pháp tại Việt Nam?

  • Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối;
  • Tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối được giao dịch và niêm yết bằng ngoại tệ trong phạm vi cung ứng dịch vụ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
  • Người cư trú là tổ chức có tư cách pháp nhân được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản giữa tài khoản của tổ chức đó với tài khoản của đơn vị phụ thuộc không có tư cách pháp nhân và ngược lại.
  • Người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ chuyển khoản để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  • Người cư trú thực hiện hợp đồng ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định pháp luật;
  • Người cư trú là nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật.
  • Người cư trú là doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo quy định…

Căn cứ Điều 3, 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN

Các loại giao dịch được phép sử dụng ngoại tệ

  • Điều chuyển vốn nội bộ trong doanh nghiệp;
  • Góp vốn thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
  • Trả lương cho người lao động nước ngoài;
  • Cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người không cư trú;
  • Giao dịch với Doanh nghiệp chế xuất;
  • Giao dịch với Tổ chức tín dụng;
  • Thanh toán phí, lệ phí cho cơ quan nước ngoài;
  • Cung ứng dịch vụ ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu;
  • Hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
  • Kinh doanh hàng miễn thuế;
  • Kinh doanh đại lý vận tải;
  • Cung ứng dịch vụ ngoại hối;
  • Kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, khách sạn và du lịch;
  • Cung ứng dịch vụ tại khu cách ly, kho ngoại quan
  • Một số giao dịch trong hoạt động đấu thầu
  • Giao dịch được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN

Những lưu ý khi giao dịch ngoại tệ tại Việt Nam

Thứ nhất:

  • Theo nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam nên chỉ có các giao dịch được pháp luật cho phép mới được sử dụng ngoại hối, thì mới được phép sử dụng.
  • Do đó, khi muốn thực hiện, người tham gia giao dịch cần xác định giao dịch của mình có được pháp luật cho phép hay không? Để tránh trách nhiệm pháp lý khi thực hiện.

Thứ hai:

  • Căn cứ Điều 3, Thông tư 20/2011/TT-NHNN, theo đó chỉ có những địa điểm được nhà nước cho phép mua, bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng mới được thực hiện việc mua bán ngoại tệ.

Thứ ba:

  • Đối với hạn mức mua ngoại tệ, mỗi người là công dân Việt Nam được quyền mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép với mức 100 USD/1 người/1 ngày hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương trong khoảng thời gian lưu trú ở nước ngoài là 10 (mười) ngày.

Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm việc sử dụng ngoại tệ

Căn cứ Điều 23, Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, tùy theo mức độ, tính chất, hành vi phạm tội là có các biện pháp xử phạt khác nhau, bao gồm:

Hình thức xử phạt chính bao gồm:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền

Hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:

  • Tịch thu số ngoại tệ, đồng Việt Nam;
  • Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép thu, chi ngoại tệ và hoạt động ngoại hối khác đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, hoạt động kinh doanh casino trong thời hạn từ 03 đến 06 tháng;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân trong thời hạn 01 đến 06 tháng Đình chỉ hoạt động ngoại hối trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ, giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, giấy phép thành lập bàn đổi ngoại tệ cá nhân trong trường hợp tái phạm đối với hành Vi vi phạm.

Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm vể việc sử dụng ngoại tệ

Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về việc sử dụng ngoại tệ

Bài viết trên cung cấp cho bạn đọc những thông tin về thanh toán hàng hóa quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam, quy định những trường hợp không được sử dụng đồng ngoại tệ theo pháp lệnh ngoại hối và những vấn đề pháp lý liên quan. Vấn đề thanh toán bằng ngoại tệ khá phức tạp do đó Quý khách nên sử dụng sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi thông qua Hotline 1900.63.63.87 để được luật sư hợp đồng tư vấn chi tiết.

4.7 (16 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 726 bài viết