Luật Hợp Đồng

Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là văn bản thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nội dung trong hợp đồng các bên cần thỏa thuận đảm bảo theo quy định pháp luật tránh tranh chấp hoặc để làm cơ sở giải quyết tranh chấp về sau.

Những vấn đề về hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Những vấn đề về hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Tên gọi hợp đồng và chủ thể tham gia hợp đồng nên viết như thế nào?

Khi viết hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải gọi cụ thể tên là

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Đặt vị trí dưới và canh giữa so với Quốc hiệu và tiêu ngữ. Ngày tháng năm ký hợp đồng phải ghi chính xác là ngày mà hai bên chính thức ký hợp đồng.

Chủ thể của Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề phát sinh, xác lập hợp đồng mà còn liên quan đến tư cách của chủ thể ký hợp đồng, từ đó ảnh hưởng đến quyết định có thể tuyên hợp đồng vô hiệu. Việc xác định chủ thể hợp đồng còn giúp xác định đối tượng của hợp đồng, từ đó xác định quyền và trách nhiệm cơ bản của chủ thể. Việc ghi thông tin chủ thể trong hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần bảo đảm các nội dung sau: Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức, người đại diện theo pháp luật của tổ chức, chứng minh nhân dân hoặc mã số thuế, địa chỉ, số tài khoản của bên cho thuê và bên thuê.

Tên gọi hợp đồng và những điều cần phải biết về chủ thể hợp đồng

Tên gọi hợp đồng và những điều cần phải biết về chủ thể hợp đồng

Lưu ý: Trường hợp một bên tham gia được uỷ quyền thì phải có văn bản uỷ quyền có công chứng, đối với công ty thì phải được người đại diện pháp luật của công ty ký, đóng dấu.

Nội dung Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm những gì?

Các thông tin khu đất cần ghi trong hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau, khu đất Số bao nhiêu thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của Bên nhận đặt cọc theo “Giấy chứng nhận ………………..” số: …………., số vào sổ cấp GCNQSD đất/hồ sơ gốc số bao nhiêu do UBND cấp ngày nào. Lô đất diện tích bao nhiêu, hình thức sử dụng như thế nào. Địa chỉ lô đất.

Bên bán nhà phải ghi rõ thông tin liên quan đến đất được đặt cọc để chuyển nhượng với thông tin nói trên, tránh tranh chấp về sau.

Giá chuyển nhượng cần ghi cụ thể trong hợp đồng, số tiền ghi bằng chữ và số. Phương thức thanh toán các bên có thể thỏa thuận gồm thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Nếu chuyển khoản thì ghi cụ thể tài khoản nào nhận chuyển khoản, thuộc sở hữu của ai.

Việc giao và đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như thế nào?

Bên nhận cọc có nghĩa vụ giao thửa đất và tài sản gắn liền với đất đúng như hiện trạng nói trên cùng toàn bộ bản chính giấy tờ về quyền sử dụng đất, giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho Bên đặt cọc vào thời điểm nào.

Vấn đề xoay quanh việc đi đăng ký quyền sử dụng khi chuyển nhượng

Vấn đề xoay quanh việc đi đăng ký quyền sử dụng khi chuyển nhượng

Sau khi hai bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất có xác nhận của cơ quan công chứng, Bên nào có nghĩa vụ thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Cần thỏa thuận rõ trách nhiệm này trong hợp đồng đặt cọc.

Điều khoản đặt cọc ghi như thế nào trong hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Bên mua sẽ đặt cọc cho bên bán số tiền là bao nhiêu, ghi cả bằng chữ và bằng số. số tiền đặt cọc này sẽ được trả lại hay thanh toán trực tiếp cho bên bán khi ký hợp đồng chính thức.

Thời gian đặt cọc từ ngày ký kết hợp đồng tới trước ngày tháng năm thì các bên sẽ đi đến ký kết hợp đồng mua/ bán nhà chính thức.

Các bên nên thỏa thuận rõ việc rằng. Nếu bên nhận cọc không chịu ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ trả lại số tiền đặt cọc cho Bên đặt cọc và phải trả thêm cho Bên đặt cọc một khoản tiền bằng số tiền đã đặt cọc. Nếu bên đặt cọc không ký kết những loại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì sẽ bị mất số tiền đã đặt cọc

Trên đây là cách hướng dẫn để viết một hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đảm bảo tính hiệu lực theo quy định của pháp luật. Trường hợp quý khách có nhu cầu cần tư vấn trực tiếp hoặc soạn thảo hợp đồng hãy liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900 63 63 87 để được hướng dẫn cụ thể hơn.

4.9 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *