Tin tức

Hộp đen máy bay là gì?

Hộp đen máy bay(black box) là một trong những từ khóa được nghe đến nhiều nhất khi những sự việc đau lòng về thảm họa máy bay xảy ra, đi liền với vai trò quan trọng của nó trong công cuộc tìm hiểu cũng như rút kinh nghiệm cho tương lai. Vậy thực chất đây là loại thiết bị gì, có công dụng thế nào. Tại sao sau khi xảy ra tai nạn máy bay thì người ta lại tìm đến ngay máy bay?

Chức năng thần kỳ của chiếc hộp đen

Chức năng thần kỳ của chiếc hộp đen

Hộp đen máy bay là gì?

“Hộp đen” thực chất không phải là tên gọi gốc được sử dụng trong ngành hàng không, mà tên gọi chính thức phải là “máy thu thập dữ liệu chuyến bay”. Đây là một thiết bị điện tử được thiết kế, đặt trong cấu tạo máy bay để ghi nhận các dữ liệu liên quan, phục vụ cho nhiều mục đích điều tra, nghiên cứu, đặc biệt là những sự cố rủi ro. Chúng có giá thành rất đắt, rơi vào khoảng 10.000 – 15.000 USD/thiết bị.

Hiện tại, có hai phân loại thiết bị theo dõi máy bay được công nhận chính thức và sử dụng trong ngành theo luật quốc tế bao gồm:

  • Một là Máy ghi dữ liệu chuyến bay thực hiện chức năng thu thập thông tin từ các máy đo hệ thống, bao gồm vận tốc, độ cao, góc bay…)
  • Hai là Máy ghi âm buồng lái  thực hiện việc ghi lại các cuộc hội thoại và trò chuyện của phi công hoặc nhân viên phụ trách trong buồng.

Thông thường, hai thiết bị này được đặt trong cùng một khuôn chung với nhau, từ đó một chiếc hộp đen trên máy bay sẽ làm được cả 2 việc trên cùng lúc.

Màu sắc của hộp đen:

Tông màu chủ đạo cố định trên mọi chiếc hộp đen máy bay là vàng cam, được coi là sự kết hợp của các màu sắc dễ nhìn và gây chú ý để phân biệt nhất so với các vật thể khác. Do vậy, cách gọi “hộp đen” chỉ là một khái niệm quen thuộc thay thế cho từ chuyên môn, hoàn toàn không liên quan đến đặc điểm nhận diện của nó.

Chủ nhân phát minh ra hộp đen

Tác giả chính gốc chiếc hộp đen là David Ronald de Mey Warren, một tiến sỹ người Úc. Ông làm việc tại Phòng Thí nghiệm nghiên cứu hàng không Melbourne, Australia. Sinh ngày 20/3/1925, đã từng là giảng viên môn Hóa học tại Đại học Sydney, Đại học Hoàng gia London, rồi sau đó là Trưởng khoa Nghiên cứu hàng không thuộc Đại học Melbourne (nay là một phần của Bộ phận Nghiên cứu khoa học công nghệ, quốc phòng Australia), đồng thời là thành viên của Hội Hóa học, Viện Nhiên liệu và Viện Năng lượng Australia. Bên cạnh đó, ông còn là thành viên của Viện Đốt cháy nhiên liệu tên lửa. Một vụ tai nạn máy bay năm 1934 đã làm Cha của ông đã thiệt mạng, khi ông mới chỉ 9 tuổi. Từ đó cho tới thập niên 1950, ông đã nảy sinh ý tưởng chế tạo một thiết bị ghi lại dữ liệu hành trình bay để hỗ trợ điều tra mọi thông tin khi có vấn đề bất trắc phát sinh, giảm nguy cơ lặp lại tai nạn về sau. Năm 1956, sản phẩm chính thức ra mắt, nhưng tới tận 5 năm sau mới dần thu hút sự chú ý của công chúng và được áp dụng rộng rãi.

Dữ liệu ghi âm buồng lái chỉ được thu thập trong vài tiếng gần nhất

Dù có sức bền dẻo dai trước mọi điều kiện nhưng hộp đen lại chỉ được lập trình để giữ lại bản ghi âm của hơn 2 tiếng đồng hồ tính đến thời điểm cuối cùng còn nhận dữ liệu, bao gồm các đoạn nói chuyện và tạp âm xung quanh để đoán biết tình hình. Trong khi đó, phần hộp đen đảm nhận vai trò ghi thông tin kỹ thuật chuyên môn thì có thể kéo dài đến 25 tiếng đồng hồ.

Hộp đen có công dụng như thế nào

Hộp đen có công dụng như thế nào

Thời gian tìm kiếm hộp đen là bao lâu?

Hộp đen máy bay có một phần cảm biến giúp phát tín hiệu thông báo vị trí khi nhận biết được môi trường ngập nước xung quanh, với tần suất 1 lần/giây liên tục. Tuy vậy, giới hạn hoạt động của pin dự trữ chỉ là 30 ngày, và độ sâu cho phép truyền thông tin cũng chỉ hơn 4km một chút. Do vậy, nhiều vụ máy bay rơi trước đó thậm chí còn mất từ 1-2 năm để tìm được hộp đen thất lạc là chuyện dễ hiểu.

Đội tìm kiếm định vị hộp đen bằng cách nào?

Hộp đen có một hệ thống định vị âm thanh dưới nước (ULB). Nó chỉ hoạt động khi bị ngâm dưới nước và phát ra tiếng “ping”. Các tiếng “ping” sẽ phát ra trong 30 ngày cho tới khi nguồn điện cạn kiệt.

Khi máy bay rơi xuống biển, người ta sẽ sử dụng các hệ thống định vị thủy âm (sonar) lắp trên các tàu ngầm, tàu cứu hộ hoặc các tàu khác để dò tìm.

Các sonar có thể nghe tín hiệu “ping” của ULB ở khoảng cách từ 1 đến 22 km, tùy thuộc vào độ ồn của tín hiệu siêu âm và điều kiện thời tiết trên biển.

Vẫn còn 2 loại hộp đen khác: Biết chụp ảnh và tự bật ra khỏi máy bay trước tai nạn

Loại hộp đen tự bật khỏi máy bay đã được Hải quân Mỹ sử dụng từ năm 1993, với tác dụng giảm thiểu khó khăn khi tìm kiếm về sau, có thể tự nổi trên mặt nước khi thoát ra kịp hoặc tránh rủi ro hư hỏng vì va đập quá mạnh theo máy bay. Loại hộp đen còn lại được cho rằng sẽ bổ sung thêm một camera nhỏ đi kèm với microphone trong buồng lái, ghi lại các hình ảnh bối cảnh khoang lái cũng như một phần view ngoài cửa kính.

Tuy nhiên, hiện tại cả 2 phát minh này vẫn đang trải qua nhiều khâu quyết định công nhận chính thức trước khi được ứng dụng rộng rãi toàn cầu.

Trường hợp trong nội dung thông tin có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua hotline 1900 63 63 87.

4.46 (20 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 120 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *