Luật Hành Chính

Thủ tục khai sinh cho con có tên cha khi chưa đăng ký kết hôn

Thủ tục khai sinh cho con có tên cha khi chưa đăng ký kết hôn có thể khác nhau tùy theo quy định của từng quốc gia. Tuy nhiên, trong nhiều nơi, cơ quan đăng ký sự kiện dân sự thường cung cấp các hướng dẫn và quy trình để làm rõ quan hệ cha con trong trường hợp này. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể đến quy độc giả về nội dung này.

Thủ tục khai sinh cho con có tên cha khi chưa đăng ký kết hôn

Thủ tục công nhận cha cho con

Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ Điều 25, 44 Luật Hộ tịch 2014, muốn tiến hành làm thủ tục nhận cha con cần chuẩn bị các giấy tờ sau, nộp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết:

  • Tờ khai theo mẫu quy định;
  • Giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con;
  • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân người nước ngoài (đối với trường hợp đăng ký nhận cha con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau).

Nộp hồ sơ

Đối với trường hợp không có yếu tố nước ngoài:

  • Nộp đủ hồ sơ tại UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con;
  • Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Thời gian giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ (trừ trường hợp cần xác minh thêm)

Đối với trường hợp có yếu tố nước ngoài:

  • Nộp đầy đủ hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con.
  • Công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở UBND cấp huyện 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết 07 ngày liên tục tại trụ sở UBND cấp xã. Thời gian giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, hồ sơ.
  • Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con. Nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.
  • Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên.

thủ tục công nhận cha con

Thủ tục công nhận cha cho con

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục yêu cầu công nhận cha con

Thủ tục khai sinh cho con

Căn cứ theo Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định, thủ tục khai sinh cho con bao gồm:

Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  1. Tờ khai theo mẫu (Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu nếu tiến hành đồng thời thủ tục nhận cha, mẹ con);
  2. Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
  3. Trường hợp khai sinh cho trẻ em mồ côi, cần có biên bản xác nhận do chính cơ quan có thẩm quyền lập hoặc làm khai sinh cho trẻ sinh ra do mang thai hộ thì phải có văn bản chứng minh về việc mang thai hộ;
  4. Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.
  5. Trường hợp đồng thời làm thủ tục nhận cha mẹ con phải xuất trình chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm:
  • Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
  • Trường hợp không có văn bản nêu trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
  1. Người đi khai sinh cho trẻ phải xuất trình được bản chính của một trong những giấy tờ tùy thân sau:
  • Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con (trong giai đoạn chuyển tiếp).

Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên. Lưu ý đối với giấy tờ nộp, xuất trình:

  • Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính.
  • Nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giấy tờ đó.

Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.

Bước 2: Nộp giấy tờ tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con. Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

Bước 4: Nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Cuối cùng, cán bộ tư pháp cùng người đi đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con ký tên vào Sổ. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy khai sinh và Trích lục nhận cha, mẹ, con cho người yêu cầu.

trách nhiệm hành chính

Thủ tục khai sinh cho con

Luật sư tư vấn thủ tục khai sinh cho con có tên cha khi chưa đăng ký kết hôn

Vì sao cần có sự hỗ trợ của luật sư tư vấn thủ tục khai sinh cho con có tên cha khi chưa đăng ký kết hôn?

  • Luật sư tư vấn về điều kiện, trình tự, thủ tục khai sinh cho con có tên cha khi chưa đăng ký kết hôn
  • Luật sư tư vấn những khó khăn trong việc làm thủ tục khai sinh cho con có tên cha khi chưa đăng ký kết hôn
  • Tư vấn soạn thảo tờ khai và các giấy tờ khác có liên quan.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

  • Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
  • Đặt quyền lợi khác hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
  • Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Thường thì mẹ của đứa trẻ phải cung cấp thông tin về người cha, nếu không có thông tin hoặc thông tin không chính xác về cha của đứa trẻ, quy trình có thể phức tạp hơn. Có thể yêu cầu mẹ cung cấp bằng chứng hoặc thực hiện các bước pháp lý để xác định quyền lợi của cha đối với đứa trẻ. Nếu như bạn có vướng mắc nào hoặc cần dịch vụ luật sư tư vấn, đại diện để khiếu nại, khởi kiện, xin vui lòng liên hệ LUẬT SƯ HÀNH CHÍNH qua HOTLINE 1900.63.63.87  để được tư vấn và hỗ trợ một cách kịp thời nhất.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.9 (14 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết