Luật Hôn Nhân Gia Đình

Người Giám Hộ Là Gì?

Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ). Cùng Luật sư Phan Mạnh Thăng tìm hiểu rõ hơn về người giám hộ trong bài viết dưới đây.

Quy định của pháp luật về người giám hộ
Quy định của pháp luật dân sự về người giám hộ

>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký giám hộ

Người được giám hộ bao gồm những ai?

Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật dân sự 2015, người được giám hộ bao gồm:

  • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
  • Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
  • Người mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.

>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục yêu cầu công nhận cha con

Người giám hộ đương nhiên là ai?

Những ai là người giám hộ đương nhiên?
Pháp luật quy định những ai là người giám hộ đương nhiên?

Giám hộ có 02 loại là giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử.

Giám hộ đương nhiên gồm: Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên và người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự. Cụ thể:

Thứ nhất, người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật dân sự 2015 được xác định theo thứ tự sau đây:

  • Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
  • Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
  • Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Thứ hai, trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật dân sự 2015 thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

  • Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
  • Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
  • Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Người giám hộ cho trẻ chưa thành niên bao gồm những ai?

Người giám hộ cho trẻ chưa thành niên gồm những ai?
Ai là người giám hộ cho trẻ chưa thành niên?

Theo quy định của pháp luật dân sự, người giám hộ cho trẻ chưa thành niên bao gồm người giám hộ đương nhiên cho trẻ chưa thành niên quy định tại Điều 52 Bộ luật dân sự 2015 và giám hộ được cử theo quy định tại Điều 54 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:

Thứ nhất, người giám hộ đương nhiên cho trẻ chưa thành niên là các cá nhân được quy định tại Điều 52 Bộ luật dân sự 2015.

Thứ hai, những người giám hộ được cử phải đáp ứng các điều kiện của người được giám hộ theo quy định tại Điều 49 Bộ luật dân sự 2015:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
  • Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
  • Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Trên đây là các nội dung liên quan đến vấn đề “người giám hộ là gì?”. Các cá nhân có nhu cầu thực hiện các thủ tục giám hộ cho trẻ chưa thành niên hoặc có vấn đề liên quan đến vấn đề giám hộ xin vui lòng liên hệ Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ tốt nhất.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

5 (10 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 752 bài viết

4 thoughts on “Người Giám Hộ Là Gì?

  1. Avatar
    Bùi Duy Nhật says:

    Chào luật sư!
    cho hỏi, em trai tôi bị tai nạn giao thông mất gần 1 tháng, có vợ bị bệnh tâm thần, 2 cháu nhỏ (một cháu 12 tuổi, cháu 10 tuổi). Vậy tôi là anh trai cả có quyền đại diện hợp pháp cho gia đình làm thủ tục bảo hiểm xã hội, y tế cho e trai tôi được không? Cần làm thủ tục gì, giấy tờ gì ?

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Bùi Duy Nhất,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Bạn có nói rằng em trai của bạn đã mất, vợ của em trai bạn bị bệnh tâm thần, hai đứa con của em trai bạn còn nhỏ. Bây giờ bạn đại diện gia đình làm thủ tục bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được không?
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
      Do em bạn đã bị chết, mà bạn không nói rõ là bạn muốn làm thủ tục về vấn đề gì, nên chúng tôi xin tư vấn về vấn đề hưởng chế độ tử tuất:
      Thứ nhất, điều kiện hưởng tuất hàng tháng
      Những người đang tham gia BHXH, hoặc đang bảo lưu thời gian đóng; tòa tuyên án là chết, trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
      – Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
      – Đang hưởng lương hưu;
      – Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
      – Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
      Thứ hai, điều kiện hưởng tuất một lần
      – Người lao động chết không thuộc các trường hợp hưởng tuất hàng tháng.
      – Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định.
      – Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần( trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên).
      – Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân ( là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình) thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.
      Thứ ba, điều kiện hưởng mai táng phí
      – Người đang tham gia hoặc đang bảo lưu mà đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên;
      – Người đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng đã nghỉ việc.
      – Người chết do TNLĐ, BNN hoặc chết trong thời gian điều trị TNLĐ, BNN.
      – Những trường hợp nêu trên bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng phí.
      Về đối tượng được hưởng bảo hiểm
      Thứ nhất,Mai táng phí: Người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp mai táng phí thì người lo mai táng phí được nhận trợ cấp mai táng phí.
      Thứ hai, Tuất hàng tháng:
      + Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
      + Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
      + Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
      + Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
      + Thân nhân hưởng tuất hàng tháng (trừ đối tượng con dưới 18 tuổi hoặc từ 18 tuổi bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên) phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
      Thứ ba, tuất một lần
      + Thân nhân không thuộc đối tượng hưởng tuất hàng tháng.
      + Thân nhân hưởng tuất hàng tháng có yêu cầu hưởng tuất 1 lần (trừ trường hợp con dưới 6 tuổi, vợ/chồng/con bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên).
      + NLĐ chết không có thân nhân (thực hiện theo luật thừa kế).
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi về việc hưởng chế độ tử tuất dành cho thân nhân người đóng bảo hiểm xã hội. Nếu bạn thuộc đối tượng được hưởng thì bạn thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật để được hưởng chế độ tử tuất.
      Thông tin đến bạn. Trân trọng!

  2. Avatar
    phạm thu phương says:

    chào luật sư?
    Nếu như mẹ cháu bị tàng tật( teo 1 chân) vẫn đủ năng lực hành vi dân sự nhưng không có nhà, không có nghề nghiệp ổn định thì có thể tranh chấp quyền nuôi con không hoặc có thể chỉ định một người giám hộ cho con để tranh chấp quyền nuôi con với chồng được không?

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Phạm Thu Phương
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
      Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận của hai vợ chồng để quyết định ai sẽ là người được nuôi con. Theo đó, sau khi ly hôn, hai bên có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
      Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cha mẹ cũng xảy ra chuyện tranh giành nuôi con. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp sau đây:
      – Con chưa thành niên
      – Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
      Ngoài ra, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện tốt nhất cho con để chỉ định người được quyền nuôi con.
      Trân trọng thông tin đến bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *