Luật Hôn Nhân Gia Đình

Ly Hôn Khi Chồng Đang Bị Tạm Giam Được Không?

Ly hôn là điều không ai mong muốn, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau như bị bạo lực gia đình, hoàn cảnh kinh tế, ngoại tình thì ly hôn là điều không thể tránh khỏi để giải phóng cho vợ chồng và đảm bảo về quyền lợi về tài sản, con cái cho các bên. Vậy thì ly hôn khi chồng đang bị tạm giam thì có được không? Thủ tục như thế nào? Thời gian ly hôn có lâu không? Bài viết của Luật sư Phan Mạnh Thăng sẽ phân tích các vấn đề khi ly hôn trong trường hợp này.

Thủ tục ly hôn khi chồng bị tạm giam như thế nào?
Chồng đang bị tạm giam thì có được ly hôn hay không?
hotline tư vấn luật 1900636387

Chồng đang bị tạm giam thì có được ly hôn hay không?

Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về “Ly hôn theo yêu cầu của một bên” quy định: Vợ hoặc chồng được quyền đơn phương yêu cầu tòa án giải quyết cho ly hôn. Cụ thể: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Tại Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau. Theo đó:

  • Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
  • Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.

Việc người chồng bị tạm giam khiến anh không thể hoàn thành nghĩa vụ yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình với vợ. Do anh không thể thực hiện nghĩa vụ sống chung với vợ nên người vợ có đầy đủ căn cứ yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn.

Thủ tục ly hôn khi chồng bị tạm giam như thế nào?

Chồng đang bị tạm giam thì có được ly hôn hay không?
Thủ tục ly hôn khi chồng bị tạm giam như thế nào?

Đề thực hiện thủ tục ly hôn, cần chuẩn bị hồ sơ, tài liệu như sau:

  • Đơn khởi kiện ly hôn hoặc Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;
  • Bản chính giấy đăng ký kết hôn;
  • Bản sao hộ khẩu;
  • Bản sao chứng minh nhân dân của vợ và chồng ;
  • Bản sao giấy khai sinh của con chung;
  • Các giấy tờ chứng minh về tài sản ;
  • Các văn bản liên quan đến việc đang thụ án tù giam của vợ hoặc chồng (bản án, quyết định thi hành án phạt tù).

Đối với giấy tờ, tài liệu là bản sao thì cần phải công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đang bị tạm giam.

Về trình tự giải quyết:

Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn ly hôn của người chồng hoặc vợ và sau đó ủy thác cho Tòa địa phương nơi có trại giam mà người chồng đang bị tạm giam để lấy lời khai, ý kiến của người này…

Tòa án sẽ tiến hành xử ly hôn vắng mặt người đang bị tạm giam

Án phí ly hôn khi chồng bị  tạm giam là bao nhiêu?

Đối với vụ án Hôn nhân và gia đình thì nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Như vậy,  bên đơn phương ly hôn phải chịu án phí sơ thẩm.

Thời gian giải quyết ly hôn là bao lâu?
Án phí ly hôn khi chồng bị tạm giam là bao nhiêu?

Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm: 300.000 đồng.

Trường hợp đơn phương nộp đơn ly hôn thì người yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng.

Nếu hai vợ chồng có tranh chấp về việc chia tài sản chung thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “ly hôn khi chồng đang bị tạm giam được không?. Trường hợp Qúy khách hàng có bất kì nội dung nào thắc mắc hoặc cần tư vấn luật hôn nhân gia đình, vui lòng liên hệ Luật sư trực tiếp của chúng tôi thông qua hotline 1900 63 63 87 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời, đầy đủ. Xin cảm ơn!

4.7 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết