Luật Hôn Nhân Gia Đình

Không phải con ruột sau ly hôn, có phải tiếp tục cấp dưỡng

Không phải con ruột sau ly hôn, có phải tiếp tục cấp dưỡng không, đây là câu hỏi xuất hiện khi hai vợ chồng đã ly hôn nhưng một trong hai bên phát hiện ra người con không phải con ruột của mình. Trong trường hợp này, liệu cha mẹ có còn quyền đối với con cái và có phải tiếp tục cấp dưỡng không. Để giải đáp vấn đề này, hãy cùng chúng tôi phân tích với nội dung dưới đây.

Không phải con ruột sau ly hôn, có phải tiếp tục cấp dưỡng

Không phải con ruột sau ly hôn, có phải tiếp tục cấp dưỡng

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn

Đối với người trực tiếp nuôi con

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (sau đây gọi tắt Luật HNGĐ 2014) thì cha mẹ sau khi ly hôn vẫn có các  quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, con cái như sau:

  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Tóm lại, sau khi ly hôn , cha mẹ người trực tiếp sống cùng con cái sẽ có các quyền nuôi con, yêu cầu người không trực tiếp sống chung thực hiện nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật (cấp dưỡng, thăm nom,…) và các nghĩa vụ về chăm sóc, nuôi dạy con cái, hỗ trợ người còn lại thực hiện quyền của họ.

Đối với người không trực tiếp nuôi con

Cha mẹ là người không trực tiếp nuôi con sẽ có các quyền và nghĩa vụ căn cứ theo Điều 82 Luật HNGĐ 2014 như sau:

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Từ chối cấp dưỡng khi không phải con ruột

Từ chối cấp dưỡng khi không phải con ruột

Không phải con ruột sau ly hôn, có tiếp tục cấp dưỡng?

Khi xác định một người không phải là con ruột của mình, cha mẹ có thể yêu cầu Toà án tuyên bố không có quan hệ cha, mẹ con.

Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ chứng minh.

Khi được Toà án xác định là không có quan hệ cha, mẹ với người con, thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái trước đây sẽ chấm dứt. Điều này có nghĩa là người đó sẽ không phải thực hiện các nghĩa vụ của cha, mẹ với con cái theo quy định tại Điều 69 Luật HNGĐ 2014. Theo đó, chỉ cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi có đăng ký sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái của họ.

Khi không phải cha, mẹ sẽ không cần thực hiện các nghĩa vụ về cấp dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp này phải tiến hành yêu cầu công nhận không phải con.

Thủ tục yêu cầu không công nhận con ruột của cha, mẹ

Hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ cần nộp theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có thể gồm:

  • Đơn khởi kiện
  • Giấy tờ chứng minh không có quan hệ cha mẹ con. Theo quy định khoản 1 Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP các giấy tờ này có thể bao bao gồm: Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận không có quan hệ cha con, quan hệ mẹ con,..
  • Giấy tờ tùy thân của con (giấy khai sinh và Căn cước công dân/hộ chiếu (nếu có)) và cha mẹ (Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn).
  • Bản án ly hôn (nếu có) – Nếu người yêu cầu đã ly hôn, cung cấp bản án liên quan.

Thủ tục khởi kiện

Thủ tục yêu cầu không công nhận con ruột:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ

Bước 3: Nhận và xử lý đơn (Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

Bước 4: Thụ lý vụ án

Xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện. Thông báo để thực hiện thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. Trừ trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó Thẩm phán thụ lý vụ án.

CSPL: Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Bước 5: Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.

CSPL: Điều 197 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Bước 6: Quyết định đưa vụ án ra xét xử

CSPL: Điều 220 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

>>> Xem thêm: Tranh chấp cấp dưỡng khi ly hôn và sau khi ly hôn

Tư vấn, hỗ trợ giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Dịch vụ luật sư cung cấp khi tư vấn, hỗ trợ giải quyết vấn đề cấp dưỡng bao gồm:

  • Tư vấn các quy định nghĩa vụ cấp dưỡng và mức cấp dưỡng cho con cái;
  • Xem xét, đánh giá tình hình thực tiễn của khách hàng để đưa ra mức cấp dưỡng phù hợp;
  • Tư vấn chi tiết về trình tự, thủ tục khởi kiện đến Tòa án.
  • Tư vấn, hỗ trợ về thủ tục từ chỗi nhận con;
  • Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái.
  • Soạn thảo văn bản, đơn từ để giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Đại diện ủy quyền làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Luật sư tư vấn cấp dưỡng sau ly hôn

Luật sư tư vấn cấp dưỡng sau ly hôn

Người không phải cha mẹ sẽ không phải thực hiện các nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. Tuy nhiên, để có thể ngừng việc trợ cấp sau khi xác định một người không phải con mình. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc hoặc chưa rõ, vui lòng liên hệ chúng tôi. Liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

Bài viết liên quan:

4.9 (12 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 834 bài viết