Giải quyết tranh chấp đất đai khi vợ chồng ly hôn là việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng phát sinh trong quá trình giải quyết ly hôn. Thông thường tranh chấp đất đai sẽ được tòa án tách riêng ra để giải quyết. Căn cứ vào quy định của Luật đất đai, luật hôn nhân và gia đình và các luật khác liên quan, Tòa án sẽ giải quyết theo quy định. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến quý độc giả về nội dung này
Quy định về giải quyết tranh chấp đất đai khi ly hôn
Mục Lục
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khi ly hôn
Tòa án nhân dân sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khi ly hôn, căn cứ theo Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cụ thể là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ, hoặc chồng cư trú, làm việc giải quyết theo quy định pháp luật.
Tranh chấp đất đai khi ly hôn sẽ được giải quyết chung với tranh chấp ly hôn giữa vợ chồng, đây được xác là nội dung tranh chấp về tài sản khi ly hôn sẽ được tòa án giải quyết theo thủ tục giải quyết tranh chấp ly hôn phân chia tài sản.
Xác định đất đai là tài sản chung hay riêng
Đất là tài sản chung vợ chồng
Tài sản chung vợ chồng được xác định theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Như vậy nếu đất thuộc một trong các trường hợp quy định là tài sản chung vợ chồng như trên sẽ được xác định là đất thuộc quyền sử dụng chung vợ chồng.
Đất là tài sản riêng vợ, chồng
Tài sản riêng vợ, chồng được xác định theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Hôn nhân và gia đình 2014; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Như vậy, đất có trước thời kỳ hôn nhân, có được do thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng và đất được hình thành từ tài sản riêng vợ chồng là đất thuộc quyền sử dụng riêng của vợ hoặc chồng.
>>Xem thêm: Nhà bố mẹ chồng cho khi ly hôn có được quyền yêu cầu chia phần?
Đất có trước thời kỳ hôn nhân
Chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung theo chế định tài sản thỏa thuận thì việc phân chia thì theo thỏa thuận trong văn bản đấy. Nếu quyền sử dụng đất chung theo chế định tài sản do pháp luật quy định thì được chia đôi.
Quyền sử dụng đất trong tranh chấp đất đai khi ly hôn theo khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển mảnh đất.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Đất là tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
>> Xem thêm: Tranh chấp tài sản hôn nhân thực tế được giải quyết như thế nào?
Các trường hợp cụ thể chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
Trong tranh chấp đất đai khi ly hôn thì việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng theo Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được thực hiện như sau:
- Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
- Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
- Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
- Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp khi ly hôn
Chuyên tư vấn luật cung cấp dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp khi ly hôn:
- Luật sư tư vấn quy định pháp luật về phân chia tài sản, quyền nuôi con khi ly hôn.
- Tư vấn thủ tục ly hôn, giải quyết tranh chấp phân chia tài sản theo quy định pháp luật.
- Tư vấn ly hôn có yếu tố nước ngoài, ly hôn với người nước ngoài.
- Tư vấn về nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn đặc biệt là đất đai.
Tư vấn giải quyết tranh chấp khi ly hôn
Khi giải quyết tranh chấp ly hôn Tòa án sẽ xác định giải quyết vấn đề hôn nhân, chia tài sản và vấn đề quyền nuôi con. Trong các tranh chấp khi ly hôn có tài sản là đất đai thì vẫn được tòa án giải quyết theo quy định phân chia tài sản vợ chồng. Nếu cần tư vấn giải quyết ly hôn hãy liên hệ hotline 1900 63 63 87 để được luật sư hôn nhân gia đình tư vấn chi tiết.
>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:
Xin chào.cho mình hỏi mình và vk đã ly hôn,trong hon nham thi dat la do hai vk ck mua,nhưng trc khi ly hôn vk minh đã lừa mình sang tên đất vây bjo mình có thể kiện vk mình để đòi lại phần của mình ko.?mong bạn tư vấn qua mail ạ
Chào bạn Trần Quang Chất, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyentuvanluat.com
Trong trường hợp này, bạn phải chứng minh việc bạn sang tên đất cho người khác là do bị lừa dối. Lúc này, bạn mới có thể làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch sang tên (chuyển nhượng quyền sử dụng đất) vô hiệu theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015. Mặt khác, theo bạn trình bày thì phần diện tích đất này là do cả hai vợ chồng bạn cùng mua nên đây là tài sản chung của hai vợ chồng. Sau khi Tòa án tuyên bố việc sang tên đất vô hiệu thì thửa đất vẫn thuộc quyền sử dụng chung của hai vợ chồng bạn. Do vậy, bạn không thể đòi lại hoàn toàn phần diện tích đất mà phần diện tích đất sẽ được phân chia theo Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Trừ trường hợp bạn và người vợ đã ly hôn có thỏa thuận khác thì phân chia theo thỏa thuận. Trên đây là tư vấn của chúng tôi, trong trường hợp có thắc mắc hay có vấn đề chưa rõ, xin vui lòng liên hệ Hotline: 0908 748 368 để được tư vấn và hỗ trợ.
Xin hỏi LS?
Tôi cưới vợ từ năm 2012 tới giờ. Năm 2015 bố mẹ tôi cho vợ chồng một miếng đất 200m2 do ông bà tôi để lại,đã làm sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng. Miếng đất đó đến giờ vẫn chưa xây dựng gì cả. Hiện nay vợ chồng tôi vẫn đang thuê nhà ở. Hiện tại chúng tôi có với nhau 2 người con, tài sản thì chưa có gì đáng kể. Giờ chúng tôi ly hôn vì không thể hoà hợp được. Vậy tôi xin hỏi LS? khi Li hôn thì mánh đất đó có phải chia Cho vợ không ạ? Mà chia thì chia thế nào?
Xin chân thành cảm ơn.
Chào bạn Văn Bính! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Tài sản được cho tặng cả 2 vợ chồng bạn trong thời kỳ hôn nhân và đứng tên trên sổ đỏ cả hai vợ chồng nên đây được xem là tài sản chung của hai bạn. Khi ly hôn nếu không có thỏa thuận khác thì theo nguyên tắc, tài sản chung sẽ được chia đôi cho vợ bạn và bạn nhé. Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì: Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
– Trụ sở chính: tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, Quận 3, TP.HCM
– Trụ sở giao dịch 1: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
– Trụ sở giao dịch 2: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Hotline: 1900.63.63.87
Trân trọng!
Giấy ghi vay nợ 50 triệu đồng, có ghi ngày tháng cho vay nhưng không có chữ ký xác nhận của người cho vay, người vay; phần dưới giấy vay tiền chỉ có xác nhận đã nhận đủ tiền trả nợ và chữ ký của người cho vay. Vậy đề nghị cho Tôi được biết giấy xác nhận này có đủ cơ sở để xác nhận có cho vay hay không?
Chào bạn Trung le, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
Giấy vay nợ là hình thức thể hiện bằng văn bản, xác lập giao dịch cho vay giữa hai bên. Theo Điều 117 BLDS 2015, để giao dịch dân sự có hiệu lực thì phải có đủ các điều kiện sau:
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định
Như vậy, chữ ký sẽ một phần quyết định tính hợp pháp của giấy vay tài sản trên bởi nó thể hiện sự tự nguyện tham giao vào quan hệ cho vay tài sản, thể hiện ý chí đồng ý đối với nội dung trong giấy tờ trên.
Do đó, nếu chỉ có xác nhận đã nhận đủ tiền trả nợ và chữ ký của người cho vay thì: không đủ cơ sở để xác nhận có cho vay, giá trị pháp lý của giấy tờ này rất thấp, có thể sẽ mang lại bất lợi/rủi ro.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp còn vướng mắc, xin hãy liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời.
Xin chào!
Luật sư cho hỏi vợ chồng tôi mua được mảnh đất trong thời gian kết hôn mua được nhưng đứng tên vợ.vậy sau khi ly hôn có được coi là tài sản chung của hai vợ chồng ko? Mong luật sư tư vấn giúp.
Chào bạn Đào Văn Tú.
Chúng tôi xin tư vấn thắc mắc của bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Hơn nữa, theo quy định tại Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Vì vậy, mảnh đất là tài sản chung của vợ chồng có thể do một người đứng tên.
Như vậy đối với trường hợp của bạn nếu hai bên không có thỏa thuận khác thì sau khi ly hôn, mảnh đất mà vợ chồng bạn mua được trong thời kỳ hôn nhân vẫn được xem là tài sản chung.
Trân trọng.
Chong toi doi li hon nhung khong muon chia nha dat cho toi. Toi co the kien dc khong.. Manh dat do la cua ong ba noi nhung chung toi da mat tien mua. Nhung vi la cha con nen khong co giay to gi. Va ong da dong y chuyen sang ten vo chong toi. Sau do nam 2013 chung toi co xay dung len manh dat ay 1 can nha 2 tang va cac cong trinh phu khac. Moi day anh lam don li di toi nhung khong chia tai san . Vay toi co quyen duoc doi hoi phai chia dat va nha khong.
Chào bạn Dao Thi Tuyen, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình xác định tài sản chung của vợ chồng như sau:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Mảnh đất do vợ chồng bạn cùng mua, cùng xây dựng 1 căn nhà và các công trình phụ trên đất nên đây là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, khi ly hôn mà vợ chồng bạn không thỏa thuận được về vấn đề chia tài sản thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án, yêu cầu tòa án chia tài sản để đảm bảo quyền lợi của mình
tôi và ck tôi kết hôn năm 2006. sau đó chúng tôi được kế thừa mảnh đất của ông nội chồng để lại và đã sang tên quyền sử dụng đất do hai vợ chồng tôi đứng tên. Chúng tôi đã xây nhà bên cạnh nhà thờ để thờ ôn g bà (vì mảnh đất trước đây của ông cố-chồng tôi là cháu đích tôn.)Vậy khi ly hôn tôi có được chia tài sản đó không
Chào bạn Minh Nguyệt! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Quyền sử dụng đất được thừa kế riêng cho chồng bạn nhưng đã được sang tên cho cả hai vợ chồng bạn, tài sản này có trong quá tình hôn nhân nên được xem là tài sản chung của hai vợ chồng theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình. Vì vậy khi ly hôn, theo nguyên tắc thì khi ly hôn tài sản chung sẽ được chia đôi.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
– Trụ sở chính: tầng 14, tòa nhà 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP.HCM
– Trụ sở giao dịch 1: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
– Trụ sở giao dịch 2: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Hotline: 1900.63.63.87
Trân trọng!
Đất của gia đình tôi được nhận thừa kế từ ông bà; hiện do bố mẹ tôi đứng tên. Hiện nay gia đình tôi đang mâu thuẫn do bố tôi không chịu làm ăn; chời bời dẫn tới ép buộc mẹ tôi phải bán đất; hành hạ cơ thể và tinh thần của mẹ tôi. Trong trường hợp này tôi có 2 vấn đề cần tư vấn:
1. Nếu bố mẹ tôi ly hôn, cần có những bằng chứng chứng minh nào để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho mẹ tôi; tránh được sự uy hiếp sau này cho bà.
2. Làm sao để bố tôi không tự ý đem tài sản chung đi bán.
Tôi xin cảm ơn.
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Quý khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Trân trọng./.