Luật Hôn Nhân Gia Đình

Dì ghẻ đánh con ruột có phải là căn cứ để giành lại quyền nuôi con?

Dì ghẻ đánh con ruột có phải là căn cứ để giành lại quyền nuôi con? Sau khi ly hôn, thông thường một bên vợ hoặc chồng sẽ được quyền trực tiếp nuôi con, bên còn lại được quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con. Nếu người trực tiếp nuôi con tái hôn mà con ruột bị dì ghẻ đánh đập, ngược đãi thì người có quyền trông nom, chăm sóc có thể giành lại quyền nuôi con hay không. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến quý độc giả nội dung này.

Căn cứ để giành lại quyền nuôi con

Được giành lại quyền nuôi con khi nào?

Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn:

  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Nếu bên vợ hoặc chồng không có quyền trực tiếp nuôi con, nhưng muốn giành lại quyền nuôi con thì việc giải quyết căn cứ vào các quy định tại Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

  • Do cha mẹ thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con;
  • Người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Ngoài ra, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Dì ghẻ đánh con ruột có phải là căn cứ để giành lại quyền nuôi con?

Như đã trình bày ở trên, để giành lại quyền nuôi con người có yêu cầu phải thỏa mãn các điều kiện luật định theo Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Việc dì ghẻ đánh con ruột sẽ là một căn cứ pháp lý quan trọng để xem xét việc người có quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục có được giành lại quyền nuôi con hay không.

Theo đó, nếu muốn giành lại quyền nuôi con từ trường hợp trên, người có quyền theo quy định tại Điều 81, Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có các cách như sau.

Thứ nhất, thỏa thuận với người có quyền trực tiếp nuôi con để thực hiện việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con.

Thứ hai, nếu không thỏa thuận được, cần phải chứng minh được người đang có quyền trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con. Người được quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn phải đảm bảo các điều kiện về thu nhập, chỗ ở, môi trường sống, điều kiện chăm sóc giáo dục con, hành vi ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Việc dì ghẻ đánh đập con sẽ là chứng cứ cho thấy hành vi của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sự phát triển của trẻ.

Nếu là do dì ghẻ đánh con ruột của mình, người giành lại quyền nuôi con có thể tố cáo về hành vi hành hạ, đánh đập con vi phạm pháp luật theo Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP thì hành vi này có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em hoặc sử dụng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em. 

Nếu hành vi của dì ghẻ đủ dấu hiệu để xử lý hình sự thì có thể bị xử lý theo Tội hành hạ người khác quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015, hoặc tội ngược đãi con theo Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015.

Các căn cứ trên sẽ là cơ sở để Tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con, vì xét thấy người đang có quyền trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện nuôi con theo Điều 84 LHNGĐ 2014.

Được giành lại quyền nuôi con khi nào?

Các thủ tục cần biết khi muốn giành lại quyền nuôi con

Người có yêu cầu giành lại quyền nuôi con phải gửi yêu cầu đến Tòa án nhân dân để làm thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tranh chấp thay đổi người nuôi con thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Khoản 3 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tranh chấp này sẽ được Tòa án thụ lý bằng một vụ án mới. Để có thể giành lại quyền nuôi con, người yêu cầu cần phải bổ sung đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo Điều 84 LHNGĐ 2014 làm căn cứ xem xét thay đổi.

>>>Xem thêm: Chồng có quyền giành quyền nuôi con khi vợ cũ tái hôn

Luật sư giành quyền nuôi con sau ly hôn

  • Tư vấn luật về quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài trong vụ án giành quyền nuôi con;
  • Tư vấn các vấn đề pháp luật về ly hôn, giải quyết tranh chấp của vợ chồng sau ly hôn và các quan hệ nhân thân khác;
  • Tư vấn và đưa ra những rủi ro pháp lý có thể phát sinh, những bất lợi khi vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp về quyền nuôi con;
  • Tư vấn về việc lập hồ sơ ly hôn khi hai vợ chồng có tranh chấp, kể cả trường hợp ly hôn đơn phương hay cả hai vợ chồng đồng thuận ly hôn nhưng lại không thỏa thuận được việc nuôi con, phân chia tài sản khi ly hôn;
  • Nhận ủy quyền đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại tòa án trong vụ án ly hôn tranh chấp về quyền nuôi con;
  • Soạn thảo hồ sơ, bằng chứng chứng minh bản thân đủ điều kiện nuôi con
  • Tranh luận tại tòa và bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho đương sự khi tranh chấp giành quyền nuôi con.

Dì ghẻ đánh con ruột có thể là một căn cứ để giành lại quyền nuôi con, nhưng không phải là yếu tố quyết định. Toà án sẽ xem xét nhiều yếu tố khác nhau để đưa ra quyết định phù hợp với lợi ích tốt nhất cho con. Trên đây là nội dung tư vấn về “Dì ghẻ đánh con ruột có phải là căn cứ để giành lại quyền nuôi con?”. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.8 (13 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết