Luật Hôn Nhân Gia Đình

Có được đơn phương ly hôn khi vợ ngoại tình mang thai không?

Đơn phương ly hôn khi vợ ngoại tình mang thai liệu có được hay không là câu hỏi mà nhiều người chồng thắc mắc khi rơi vào tình cảnh không mấy vui vẻ này. Vậy quy định của pháp luật đối với việc ly hôn khi người vợ đang MANG THAI như thế nào, có được ly hôn trong trường hợp này hay không. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc trên.

 

đơn phương ly hôn khi vợ đang mang thai

Đơn phương ly hôn khi vợ đang mang thai

Vợ ngoại tình mang thai chồng được đơn phương ly hôn không?

Căn cứ pháp lý yêu cầu giải quyết ly hôn

Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HNGĐ) 2014 thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định tại Điều 51 Luật HNGĐ 2014 như sau:

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  • Tuy nhiên, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, theo quy định của Điều 51 Luật HNGĐ thì chồng KHÔNG ĐƯỢC LY HÔN với vợ khi vợ đang mang thai dù chồng có căn cứ thai là của người khác vì con trong trường hợp này vẫn được xem là con chung của hai vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật HNGĐ 2014:

  • Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân được xem là con chung của hai vợ chồng.
  • Con được sinh ra trong thời gian 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được xem là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng.

Việc pháp luật quy định hạn chế quyền ly hôn của người chồng như vậy là để bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ i, tránh cho việc người phụ nữ chịu thiệt thòi khi đang mang thai và nuôi con nhỏ.

 

ly hôn khi vợ đang mang thai

Ly hôn khi vợ đang mang thai

Căn cứ để tòa chấp nhận yêu cầu ly hôn

Điều 51 Luật HNGĐ hạn chế quyền đơn phương ly hôn của người chồng đối với người vợ đang mang thai. Tuy nhiên, pháp luật chỉ hạn chế quyền đơn phương ly hôn của người chồng mà không hạn chế quyền ly hôn của người vợ, người vợ vẫn có quyền đề đơn yêu cầu xin ly hôn đến Tòa án có thẩm quyền nếu đảm bảo các căn cứ ly hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật HNGĐ và thực hiện đúng thủ tục theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.

>>Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện chia tài sản sau ly hôn

Thủ tục ly hôn

Khi người vợ đã sanh con và con sau 12 tháng tuổi thì khi đó người chồng có quyền đơn phương ly hôn theo thủ tục như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

  • Đơn khởi kiện ly hôn theo mẫu Mẫu số 23-DS Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP
  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
  • Bản sao Giấy khai sinh của con có chứng thực.
  • Số hộ khẩu và chứng minh thư của hai vợ chồng (bản sao có chứng thực).
  • Giấy tờ chứng minh về tài sản chung (nếu có).

Bước 2: Quy trình ly hôn tại Tòa án:

  • Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền;
  • Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc Tòa án kiểm tra “xử lý đơn” và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
  • Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án;
  • Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật tố tụng dân sự;
  • Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành không thay đổi quyết định về việc ly hôn. Nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn. Trong trường hợp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.

Thời gian giải quyết đơn ly hôn:

  • Giải quyết ly hôn tại cấp sơ thẩm: khoảng từ 4 đến 6 tháng (nếu có tranh chấp tài sản, phức tạp thì có thể kéo dài hơn);
  • Giải quyết ly hôn tại cấp phúc thẩm: khoản từ 3 đến 4 tháng (nếu có kháng cáo);

>> Xem thêm: Luật Ly Hôn Khi Chồng Ngoại Tình Xử Lý Như Thế Nào?

Mẫu đơn ly hôn

 

mẫu đơn xin ly hôn

Mẫu đơn xin ly hôn

Luật sư hỗ trợ tư vấn về vấn đề ly hôn

Đối với vấn đề ly hôn, Luật sư có các vai trò như sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật về ly hôn;
  • Tư vấn các thủ tục pháp lý phát sinh liên quan đến ly hôn theo quy định của pháp luật;
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu thực hiện thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật;
  • Tư vấn phân chia tài sản, con cái khi ly hôn;
  • Đại điện cho khách hàng thực hiện thủ tục ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền.

>> Xem thêm: Điều kiện để được đơn phương ly hôn khi khởi kiện tại Tòa án

Trên đây là bài viết hướng dẫn của chúng tôi về vấn đề “Có được đơn phương ly hôn khi vợ ngoại tình mang thai không?” Nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc về vấn đề ly hôn hoặc các vấn đề về tư vấn luật hôn nhân gia đình, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

4.5 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 752 bài viết