Luật Hôn Nhân Gia Đình

Cha Mẹ Sau Ly Hôn Con Có Được Chia Tài Sản?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Ngoài tranh chấp về con cái, thì tranh chấp về tài sản cũng là vấn đề quan trọng của các bên khi kết thúc hôn nhân. Vậy theo quy định của pháp luật, trường hợp vợ chồng ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng được chia như thế nào? Cha Mẹ Sau Ly Hôn Con Có Được Chia Tài Sản? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Cha mẹ sau ly hôn con có được chia tài sản không?

Cha mẹ sau ly hôn con có được chia tài sản không?

Chia tài sản sau ly hôn

Căn cứ quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, và Điều 7 Thông tư 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, theo đó việc phân chia tài sản của hai vợ chồng sau khi ly hôn được thực hiện như sau:

Trường hợp hai vợ chồng có sự thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản thì vợ, chồng sẽ yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các bên, hai bên thỏa thuận như thế nào thì Tòa án sẽ công nhận thỏa thuận đó nhưng có căn cứ dựa trên việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Còn đối với trường hợp, vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về vấn đề chia tài sản khi ly hôn. Về tài sản chung của vợ chồng thì theo nguyên tắc chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây về tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia, cụ thể:

  1. Một là, căn cứ vào hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng, cụ thể là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ, chồng có quyền nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khắn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để đảm bảo duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
  2. Hai là, căn cứ và công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung, cụ thể là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
  3. Ba là, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. Việc chia tài sản chung của vợ chồng phải đảm bảo cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Người nào nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người còn lại phần giá trị chênh lệch đó.
  4. Bốn là, lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng dẫn đến ly hôn, như trường hợp người chồng/vợ có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy, ngoại tình nhiều lần,…

Khi vợ chồng ly hôn con cái có được chia tài sản hay không?

Quyền lợi về tài sản của con cái khi cha mẹ ly hôn

Quyền lợi về tài sản của con cái khi cha mẹ ly hôn

Như đã đề cập về vấn đề chia tài sản của vợ chồng sau ly hôn trên, việc chia tài sản sẽ do bố mẹ tự thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

Và tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi hoặc theo sự thỏa thuận của bố mẹ tức là không bắt buộc phải chia cho các con.

Sau khi ly hôn và phân chia tài sản cho hai bên bố mẹ, các con không có quyền kiện đòi tài sản đó. Các con chỉ có quyền đòi phân chia di sản thừa kế với tư cách là người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp sau này bố mẹ qua đời mà không để lại di chúc.

Quyền lợi về tài sản của con cái khi cha mẹ ly hôn

Sau khi cha mẹ ly hôn, pháp luật Hôn nhân và gia đình không quy định cha mẹ phải chia tài sản cho con cái. Việc chia tài sản hay không chia cho con hoàn toàn thuộc quyền quyết định của cha, mẹ. Vì vậy, để chia tài sản cho con thì cha, mẹ có thể thỏa thuận việc chia tài sản cho con.

Trường hợp tài sản được chia các con có công sức tạo lập đóng góp thì mới có quyền yêu cầu được chia tài sản sau ly hôn của bố mẹ.

Trên đây là toàn bộ những phân tích của chúng tôi về vấn đề chia tài sản sau ly hôn. Mọi thắc mắc cần giải đáp về các vấn đề tương tự như trên hãy liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn cụ thể hơn.

5 (20 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết

7 thoughts on “Cha Mẹ Sau Ly Hôn Con Có Được Chia Tài Sản?

  1. Avatar
    Khách says:

    tôi muốn hỏi: nếu người vợ có 15 năm nuôi con một mình khi chồng đang công tác xa thì khi ly hôn có được chia thêm phần đó không? nếu được chia thì giá trị bằng bao nhiêu trong khối tài sản chung của vợ chồng ạ.

  2. Avatar
    Khách says:

    tôi muốn hỏi: nếu người vợ có 15 năm nuôi con một mình khi chồng đi công tác xa thì khi ly hôn có được chia thêm phần tài sản không? nếu được thì được bao nhiêu % giá trị tài sản chung của vợ chồng ạ. Mong luật sư giải đáp vào địa chỉ gmail.com dùm tôi ạ

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
      Theo quy định tại Điều 59 Luật HNGD 2014, được hướng dẫn bởi Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016, nguyên tắc khi chia tài sản của vọ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
      Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án xem xét, quyết định. Tòa án sẽ xem xét chế độ tài sản của vợ chồng là theo chế độ tài sản theo thỏa thuận hay chế độ tài sản theo luật định để giải quyết:
      – Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
      – Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định về chế độ tài sản luật định đê giải quyết.
      Chúng tôi không rõ giữa vợ chồng bạn đang tồn tại chế độ tài sản nào. Nếu vợ chồng bạn không có văn bản thỏa thuận nào về tài sản giữa vợ chồng (tức không theo chế độ tài sản thỏa thuận) thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
      Khi Tòa án giải quyết tài sản chung giữa vợ chồng, có xem xét đến các vấn đề sau:
      a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
      b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
      c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
      d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
      Về vấn đề chia phần trăm bao nhiêu, sẽ do Tòa án quyết định dựa trên những yếu tố trên. Luật HNGĐ không quy định một tỷ lệ cụ thể. Bạn có thể yên tâm là bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp còn vướng mắc, xin hãy liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời.

  3. Avatar
    Khách says:

    tôi muốn hỏi: nếu người chồng có hành vi đánh đập gây thương tích người vợ, đã bị công an xóm hoặc thôn nơi cư trú lập biên bản thì khi ly hôn người chồng có bị ảnh hưởng gì trong việc phân chia tài sản không? và lương hiện ại của vợ chồng khác nhau thì khi ly hôn, việc phân chia tài sản có được tính theo sự đóng góp đó không ạ?

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
      Theo quy định tại Điều 59 Luật HNGD 2014, được hướng dẫn bởi Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016, nguyên tắc khi chia tài sản của vọ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
      Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án xem xét, quyết định. Tòa án sẽ xem xét chế độ tài sản của vợ chồng là theo chế độ tài sản theo thỏa thuận hay chế độ tài sản theo luật định để giải quyết:
      – Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
      – Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định về chế độ tài sản luật định đê giải quyết.
      Chúng tôi không rõ giữa vợ chồng bạn đang tồn tại chế độ tài sản nào. Nếu vợ chồng bạn không có văn bản thỏa thuận nào về tài sản giữa vợ chồng (tức không theo chế độ tài sản thỏa thuận) thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

      Khi Tòa án giải quyết tài sản chung giữa vợ chồng, có xem xét đến các vấn đề sau:
      a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
      b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
      c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
      d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
      Theo như thông tin chị cung cấp, chồng chị đã có hành vi đánh đập vợ. Việc này đã vi phạm Điều 18 (Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng) và Điều 19 (Tình nghĩa vợ chồng).
      Do đó, khi chia tài sản, việc đánh vợ và việc đóng góp công sức xây dựng tài chung trong hôn nhân sẽ được tòa án xem xét đến
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp còn vướng mắc, xin hãy liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời

  4. Avatar
    Phuong says:

    Tôi muốn hỏi nếu ba mẹ đã ly hôn và ba lấy vợ lại thì mẹ muốn nuôi tất cả các con thì cái tài sản còn lại là các con có được chia với ba ko. Vì mẹ ko muốn con ở với dì ghẻ

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Phuong, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyetuvanluat.com
      Theo khoản 2 điều 92 Luật Hôn nhân và Gia đình thì vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu không thoả thuận được thì toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào điều kiện vật chất, tinh thần của hai bên để xem xét ai là người có điều kiện tốt nhất để chăm sóc con; nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Người không trực tiếp nuôi con sẽ thực hiện việc cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận với nhau căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
      Về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì do vợ chồng thỏa thuận với nhau. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Tài sản của vợ chồng sẽ được chia tôi có tính đến các yếu tố: hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp, lỗi của mỗi bên,… Con cái sẽ không dính dáng đến vấn đề chia tài sản giữa ba mẹ.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp còn vướng mắc, xin hãy liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *