Luật Hôn Nhân Gia Đình

Cha mẹ có hành vi bạo hành con cái sẽ bị xử phạt như thế nào?

Xử lý hành vi bạo hành con cái của cha mẹ đang ngày càng được sự quan tâm từ xã hội trước thực trạng CHA MẸ có hành vi ngược đãi, đánh đập con cái với mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng thể hiện qua các vụ án trấn động dư luận dạo gần đây. Để tìm hiểu về vấn đề này, quý khách hàng có thể tham khảo bài viết tư vấn của chúng tôi dưới đây.

Cha mẹ bạo hành con cái xử lý ra sao?Cha mẹ bạo hành con cái xử lý ra sao?

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái

Tình yêu thương giữa cha mẹ và CON CÁI trong gia đình là điều hiển nhiên và cũng là một trong những nét đẹp truyền thống, đạo đức được gìn giữ từ xưa đến nay. Cha mẹ là tấm gương, là những người có tiếp xúc gần và nhiều nhất đến con cái. Chính vì thế, phần lớn con cái chịu ảnh hưởng nhiều từ hành vi, lối sống của cha mẹ. Nhận thấy tầm quan trọng của cha mẹ đối với đời sống của con cái, pháp luật cũng đặt ra những quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái.

Cụ thể, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ như sau:

  • Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo, giáo dục để con được phát triển lành mạnh trên mọi phương diện
  • Nuôi dưỡng, chăm sóc con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không đủ điều kiện tài chính để tự nuôi mình.
  • Thực hiện các quy định về giám hộ hoặc đại diện theo các quy định của Bộ luật Dân sự 2015
  • Các hành vi cấm cha mẹ thực hiện: phân biệt đối xử, lạm dụng sức lao động của con cái, xúi giục hoặc ép buộc con làm việc trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Quy định về các hành vi bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình có thể được thể hiện ở các hình thức như:

  • Bạo lực về thể chất: đánh đập, ngược đãi, làm tổn thương sức khỏe, đe dọa tính mạng
  • Bạo lực về tinh thần: có hành vi, lời nói làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình.
  • Bạo lực về kinh tế: hành vi xâm phạm các quyền lợi về kinh tế của thành viên trong gia đình ( quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,…)
  • Bạo lực về tình dục: các hành vi mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình.

Trong đó, hành vi đánh đập, ngược đãi hoặc cố ý xâm phạm sức khỏe, tính mạng của các thành viên trong gia đình xảy ra phổ biến và với mức độ nghiêm trọng nhiều hơn.

Quy định về hành vi bạo hành con cáiQuy định về hành vi bạo hành con cái

Xử lý hành vi bạo hành con cái

Theo quy định tại Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, khi xảy ra hành vi bạo lực gia đình và gây tổn hại đến các thành viên trong gia đình,

  • Người có hành vi bạo lực phải tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng và chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
  • Đồng thời, người có hành vi bạo lực phải nghiêm túc chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc xử lý hành vi bạo lực.
  • Thực hiện ngay các biện pháp khắc phục tình trạng tổn thương của nạn nhân như: đưa đi điều trị, chăm sóc nạn nhân.
  • Thực hiện việc bồi thường thiệt hại nếu nạn nhân có yêu cầu.

Xử phạt vi phạm hành chính

Hành vi bạo hành con cái được xác định là Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình theo Điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo đó mức xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Ngoài ra, cha mẹ có hành vi bạo hành con cái có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự hiện hành hoặc Tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật Hình sự hiện hành.

truy-cúu-trách-nhiẹm-hình-sụ-hành-vi-bạo-hành-con-cáiTruy cứu trách nhiệm hình sự hành vi bạo hành con cái

Cha mẹ bạo hành con cái có bị đi tù không?

Ngoài việc bị xử lý theo pháp luật dân sự, pháp luật hành chính, cha mẹ có hành vi bạo hành con cái cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các cơ sở pháp lý kể trên.

Cụ thể,

  • Nếu bị truy cứu về Tội hành hạ người khác, cha mẹ có thể bị chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù có thời hạn, cao nhất là 03 năm tùy vào mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi bạo hành.
  • Nếu bị truy cứu về Tội cố ý gây thương tích, cha mẹ có thể bị chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; tù có thời hạn, cao nhất là 20 năm hoặc TÙ CHUNG THÂN tùy vào từng trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 134 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Như vậy, khi có hành vi bạo hành con cái, cha mẹ hoàn toàn có thể bị ngồi tù do hành vi nguy hiểm dẫn đến phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Báo cơ quan nào khi trẻ em bị cha mẹ bạo hành

Khi phát hiện hành vi bạo hành trẻ em, mọi cơ quan, tổ chức cá nhân phải thông báo trực tiếp hoặc qua điện thoại hoặc các hình thức khác với các cơ quan sau đây: UBND cấp xã, Công an cấp xã, đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em 111 hoặc 18001567, các cơ quan lao động – thương binh và xã hội các cấp để kịp thời ngăn chặn và xử lý hành vi bạo hành trẻ em.

Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, Long Phan PMT xin hỗ trợ quý khách hàng trong các công việc như sau:

  • Tư vấn quy định về hôn nhân và gia đình
  • Tư vấn các quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, các quy định về bạo lực gia đình
  • Hỗ trợ tư vấn các hình thức thông báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình
  • Hỗ trợ thực hiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi bạo lực gia đình gây ra

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết của chúng tôi về thủ tục yêu cầu thay đổi thẩm phán. Nếu quý bạn đọc có bất cứ khó khăn, thắc mắc liên quan đến các quy định về yêu cầu thay đổi thẩm phán hoặc cần tư vấn luật dân sự hoặc tư vấn luật hôn nhân và gia đình có thể gọi ngay vào hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn!

5 (17 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết