Luật Hành Chính

Hình thức và nội dung cần thiết của một đơn tố cáo

Tố cáo là việc công dân theo thủ tục quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Quy định luật tố cáo về hình thức và nội dung tố cáo

Quy định luật tố cáo về hình thức và nội dung tố cáo

Hình thức đơn tố cáo như thế nào?

Đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Theo quy định tại Điều 23 Luật Tố cáo 2018 thì đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.

Đối với một đơn tố cáo thì gồm 6 phần chính đó là:

  • Tên cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo
  • Sơ lược lý lịch của người tố cáo
  • Đối tượng bị tố cáo
  • Giải trình vụ việc
  • Nêu yêu cầu giải quyết tố cáo
  • Cam kết của người viết đơn

>>>Xem thêm: Thủ tục khiếu nại kết luận giải quyết tố cáo

Nội dung đơn tố cáo phải gồm những gì?

Đối với đơn tố cáo trước hết phải xác định được cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo của mình , việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo sẽ dựa vào Điều 41 Luật tố cáo 2018, Điều 10 NĐ 22/2019/NĐ-CP, Điều 12 Chương 3 NĐ 28/2019/NĐ-CP, Điều 20 Mục 3 Chương 3 Thông tư 01/2015/TT-UBDT.

Người tố cáo phải ghi rõ họ, tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, cmnd của mình, và phải ghi rõ đối tượng bị tố cáo là ai.

Nội dung đơn tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo

Nội dung đơn tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo

Về giải trình vụ việc thì phải:

  • Tóm tắt sự việc xảy ra, ngắn gọn, đủ tình tiết.
  • Chỉ ra những hành vi phạm pháp luật trong nội dung mình đã tóm tắt theo ( Điểm, Khoản, Điều của luật, Nghị Định, Thông Tư)
  • Những quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng bị xâm hại.
  • Chứng minh thiệt hại, phải chứng minh được đối với những quyền và lợi ích đã bị xâm hại thì đã gặp những hệ lụy thiệt hại gì.

Đối với nêu yêu cầu giải quyết tố cáo thì gồm 2 ý:

  • Đề nghị thẩm tra, xác minh sự việc và phải giải quyết theo đúng chính sách pháp luật, đúng quyền lợi hợp pháp ( đối với việc đề nghị thẩm tra, xác minh thì người tố cáo có thể giới thiệu thêm tài liệu chứng cứ, người làm chứng theo như yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để việc tiến hành thẩm tra, xác minh thuận tiện, dễ dàng hơn)
  • Đề nghị áp dụng hình thức xử lí thích đáng đối với người bị khiếu nại, tố cáo.

Sau cùng người viết đơn phải trình bày đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày trong đơn.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật đất đai qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn kịp thời, nhanh chóng.

4.9 (19 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 923 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *