Luật Hình Sự

Hướng xử lý khi bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động Nước ngoài

Hướng xử lý khi bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động nước ngoài nhằm giúp biết được về các hành vi lừa đảo thường xảy ra, hướng XỬ LÝ khi bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động. Với hành vi ngày càng tinh xảo, số người bị lừa ngày càng tăng cao, bài viết này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đọc.

Xử lý bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động

Hướng xử lý khi bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động nước ngoài

Các dạng hành vi lừa tiền đi xuất khẩu lao động nước ngoài

  1. Người nhận tiền không có khả năng đưa đi xuất khẩu lao động nước ngoài nhưng bằng các thủ đoạn gian dối làm cho bạn tin rằng sẽ được xuất khẩu lao động nước ngoài thật.
  2. Người nhận tiền có khả năng đưa bạn đi xuất khẩu lao động nước ngoài, tuy nhiên, sau khi chuyển tiền thì người này lại không thực hiện hành vi.

Cấu thành tội phạm hành vi lừa tiền đi xuất khẩu

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 với cấu thành tội phạm như sau:

  1. Khách thể: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu của người khác.
  2. Mặt khách quan:
  • Về hành vi:

Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Cụ thể: Người nhận tiền không có khả năng đưa đi xuất khẩu lao động nước ngoài nhưng bằng các thủ đoạn gian dối như đưa thông tin giả làm cho bạn tin rằng sẽ được xuất khẩu lao động nước ngoài thật.

Chiếm đoạt tài sản là dịch chuyển trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.

  • Về hậu quả: Phải từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng phải thuộc các trường hợp quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015.
  • Mối quan hệ nhân quả: Hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả
  1. Chủ thể: Người đủ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 và Điều 21 Bộ luật hình sự 2015.
  2. Mặt chủ quan: Lỗi cố ý. Tuy nhiên, người nhận tiền phải nảy sinh ý định chiếm đoạt trước khi thực hiện tội phạm.

Hành vi chiếm đoạt tài sản

Chiếm đoạt tài sản

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 như với cấu thành tội phạm như sau

  1. Khách thể: Xâm phạm quyền sở hữu của người khác
  2. Mặt khách quan:
  • Về hành vi: Người nhận tiền nhận được dưới vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đã đến thời hạn trả lại tài sản và mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả. Hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
  • Hậu quả: Chiếm đoạt tài sản từ 4 triệu đồng trở lên hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015.
  • Mối quan hệ nhân quả: Hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả.
  1. Chủ thể: Đủ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định Điều 12 và Điều 21 Bộ luật hình sự.
  2. Mặt chủ quan: Lỗi cố ý.

Hướng xử lý khi bị lừa tiền

Khi bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động nước ngoài, để bảo vệ quyền lợi bạn có thể:

  • Làm đơn trình báo tới công an điều tra hình sự cấp quận/huyện nơi bạn đang cư trú hợp pháp.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tin trình báo của bạn, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định quyết định khởi tố vụ án hình sự nếu có yếu tố hình sự, trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.

  • Trường hợp chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự thì làm đơn khởi kiện ra Tòa án.

Xử lý khi bị lừa đảo

Hướng xử lý khi bị lừa đảo

>> Xem thêm: Đơn Tố Cáo Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản

Xử lý hình sự hành vi lừa tiền đi xuất khẩu lao động nước ngoài

Đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, có 4 khung hình phạt cho các trường hợp khác nhau, cụ thể:

  1. Cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
  3. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
  4. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Ngoài ra,  người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, có khung hình phạt, cụ thể:

  1. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
  3. Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
  4. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Luật sư Long Phan PMT hỗ trợ hướng xử lý khi bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động nước ngoài như thế nào?

Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, Long Phan PMT sẽ hỗ trợ hướng xử lý khi bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động nước ngoài:

  • Hỗ trợ soạn thảo đơn từ trình báo, khởi kiện,…
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc
  • Đại diện ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước theo yêu cầu,…

Trên đây là hướng xử lý khi bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động nước ngoài, nếu Quý khách hàng có thắc mắc về hướng xử lý cần LUẬT SƯ TƯ VẤN, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Xin cảm ơn.

4.6 (20 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 894 bài viết