Luật Hình Sự

Các Trường Hợp Nào Thì Được Loại Trừ Trách Nhiệm Hình Sự ?

Loại trừ trách nhiệm hình sự là những trường hợp được quy định trong các điều của Bộ luật Hình sự về việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội, khi có đủ các căn cứ do pháp luật hình sự quy định, việc gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự, nhưng không bị coi là tội phạm và người thực hiện hành vi nguy hiểm đó không phải chịu TNHS.

Khi nào được miễn trách nhiệm hình sự
Khi nào thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

Miễn trách nhiệm hình sự khi có sự kiện bất ngờ quy định ra sao?

Theo Điều 20 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015: Sự kiện bất ngờ là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện, cũng như hậu quả của hành vi do mình gây ra, người thực hiện hành vi trong trường hợp này là người không có lỗi (thiếu yếu tố lỗi, thiếu dấu hiệu của mặt chủ quan của tội phạm), do vậy, hành vi của họ không cấu thành tội phạm, không bị truy cứu TNHS về hành vi nguy hiểm đó.

Về sự kiện bất ngờ BLHS năm 1999 đã có quy định, BLHS năm 2015 cũng quy định và xét về cơ bản có sự giống nhau chỉ thay đổi bổ sung một vài từ ngữ trong quá trình lập pháp. Hành vi gây thiệt hại do sự kiện bất ngờ là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng trong hoàn cảnh cụ thể, người rơi vào trường hợp này cũng không thể thấy trước được hành vi của mình gây ra hậu quả nguy hiểm. Khác với trường hợp gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp lỗi vô ý, ở đây do điều kiện khách quan mang lại nên không nhìn thấy trước hậu quả, không buộc phải thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không bị coi là có lỗi và không phải chịu TNHS của hành vi gây thiệt hại do mình gây ra.

Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự?

Theo Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015: Trường hợp không có năng lực TNHS là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trạng thái do bệnh lý tâm thần hoặc loại bệnh lý khác nên đã hoàn toàn không thể nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện, cũng như tính chất pháp lý do hành vi của mình gây ra, không điều khiển được hành vi của mình (người thực hiện hành vi trong trường hợp thiếu dấu hiệu của mặt chủ quan của tội phạm), do vậy, hành vi của họ không cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này, pháp luật ghi nhận họ không có lỗi và không phải chịu TNHS.

Về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự so với BLHS năm 1999, BLHS 2015 đã bỏ đi quy định về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tại điều luật này. Theo quy định tại điều luật này, thì tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự có thể hiểu là trường hợp người người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do đang trong tình trạng mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác. Để xác định việc mất khả năng nhận thức hành vi hoặc mất khả năng điều khiển hành vi nguy hiểm cho xã hội phải có kết luận giám định và hậu quả cũng như tính chất của hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Phòng vệ chính đáng sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao?

Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 ghi nhận: Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả của người phòng vệ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác đang bị xâm hại. Hành vi phòng vệ với hành vi xâm hại phải tương xứng với nhau, do đó không phải là tội phạm, không bị truy cứu TNHS. Người thực hiện hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu TNHS theo quy định của pháp luật.

Theo đó, một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng khi thoả mãn đồng thời hai dấu hiệu: một là có hành vi tấn công đang hiện hữu, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tổ chức, quyền và lợi ích chính đánh của người phòng vệ hoặc của người khác”, hai là hành vi phòng vệ gây thiệt hại cho người xâm phạm là cần thiết việc quy định hai dấu hiệu này để xác định giới hạn của phòng vệ chính đáng bởi tại khoản 2 của điều luật quy định “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. \

Các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự
Các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự

Tình thế cấp thiết gây ra thiệt hại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Theo Điều 23 Bộ luật Hình sự năm 2015: Tình thế cấp thiết là hành vi gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự của người nào đó nhằm mục đích tránh việc gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của mình, của người khác, hoặc của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức nếu sự nguy hiểm đó không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Theo đó, để được xem là tình thế cấp thiết cần phải có đầy đủ ba dấu hiệu: một là, phải có sự đe dọa hiện hữu và thực tế xâm phạm đối với lợi ích được pháp luật bảo vệ, hai là hành vi gây thiệt hại là biện pháp duy nhất để khắc phục sự nguy hiểm, ba là thiệt hại trong tình thế cấp thiết gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có thể là hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc không dựa vào mức độ tương ứng của thiệt hại cần ngăn ngừa, được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý của chủ thể. Việc gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không bị pháp luật hình sự coi là tội phạm vì mục đích ngăn ngừa thiệt hại lớn hơn xảy ra nên không phải chịu TNHS.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Chuyên Tư Vấn Luât qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn rõ hơn.

4.9 (14 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 924 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *