Luật Hình Sự

Trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự diễn ra như thế nào là một câu hỏi rất được sự quan tâm của những người có liên quan đến vụ án hình sự, bởi nếu quy trình xét xử không được tuân thủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các đương sự. Vậy trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH quy định như thế nào bài viết dưới đây sẽ giải thích cụ thể hơn về quy trình này.

Trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự gồm các giai đoạn sau:

  • Bắt đầu phiên tòa.
  • Tranh tụng tại phiên tòa.
  • Nghị án và tuyên án.

>>> Xem thêm: Diễn biến một phiên tòa sơ thẩm như thế nào? Chi phí nhờ luật sư ngồi một phiên tòa sơ thẩm

Thủ tục bắt đầu phiên tòa

Chuẩn bị khai mạc phiên tòa

Điều 300 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về chuẩn bị khai mạc phiên tòa như sau:

Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký Tòa án phải tiến hành các công việc:

  • Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;
  • Phổ biến nội quy phiên tòa.

Khai mạc phiên tòa

Điều 301 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về khai mạc phiên tòa như sau:

  • Thẩm phán khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  • Thư ký Tòa án báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập và lý do vắng mặt.
  • Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án và kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ.

Tranh tụng tại phiên tòa

Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa

Điều 307 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về trình tự xét hỏi như sau:

  • Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người. Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.
  • Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.
  • Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét vật chứng có liên quan trong vụ án.

Thủ tục tranh luận tại phiên tòa

Điều 322 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về tranh luận tại phiên tòa như sau:

  • Những người tham gia tố tụng có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.
  • Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện để Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại.

Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa, người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận.

  • Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án.

Nghị án và tuyên án

Nghị án

Điều 326 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về nghị án như sau:

  • Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Việc nghị án phải được tiến hành tại phòng nghị án.
  • Việc nghị án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ của vụ án, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác.
  • Các vấn đề của vụ án phải được giải quyết khi nghị án gồm:
  • Vụ án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không;
  • Tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do luật sư, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác cung cấp;
  • Có hay không có căn cứ kết tội bị cáo. Trường hợp đủ căn cứ kết tội thì phải xác định rõ điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng;
  • Hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo; trách nhiệm bồi thường thiệt hại; vấn đề dân sự trong vụ án hình sự;
  • Bị cáo có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hay không;
  • Án phí hình sự, án phí dân sự; xử lý vật chứng; tài sản bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa;
  • Tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;
  • Kiến nghị phòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm.
  • Kết thúc việc nghị án, Hội đồng xét xử phải quyết định một trong các vấn đề:
  • Ra bản án và tuyên án;
  • Trở lại việc xét hỏi và tranh luận nếu có tình tiết vụ án chưa được xét hỏi, chưa được làm sáng tỏ;
  • Trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ;
  • Tạm đình chỉ vụ án.

Tuyên án

Điều 327 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về tuyên án như sau:

Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.

Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự

Điều 268 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án như sau:

  • Tòa án nhân dân cấp huyện và xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm mà pháp luật quy định không thuộc thẩm quyền của cấp huyện.
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm những vụ án:
  • Không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện;
  • Có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;
  • Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.

>> Xem thêm: Thời hạn kháng nghị tái thẩm vụ án hình sự được quy định như thế nào?

Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự

Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự

Trên đây là bài viết về trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Nếu quý đọc giả có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn những vấn đề liên quan đến TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ thì có thể vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 của chúng tôi để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

5 (14 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết