Luật Hình Sự

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ xử lý thế nào?

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xử lý như thế nào? Là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi lẽ hành vi này đã và đang xảy ra rất nhiều. Vậy pháp luật quy định tội này được xử lý như thế nào? Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. Đâu là các yếu tố cấu thành tội phạm đối với tội này. Bài viết này sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ vấn đề này.

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ

>> Xem thêm: Quy định khung hình phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ là gì?

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ là một loại tội phạm được quy định tại Điều 356, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, theo đó người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt hại đến các lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo mức độ, tính chất mà có các khung hình phạt khác nhau.

Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội

Chủ thể của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ có sự khác biệt với chủ thể thực hiện các hành vi phạm tội khác.

Chủ thể của tội dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ thì bên cạnh là cá nhân đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 12, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì chủ thể phải là người có chức vụ, quyền hạn và chức vụ quyền hạn này là phương tiện có thể giúp người này thực hiện hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật.

Các yếu tố cấu thành tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ

Về khách thể của tội phạm

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan khác.

Về chủ thể của hành vi

Căn cứ Khoản 1, Điều 356, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 theo đó quy định chủ thể của loại tội phạm này là người nào vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà lợi dụng quyền hạn trong thi hành công vụ.

Như vậy chủ thể của tội phạm này là người đủ tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 12, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đồng thời phải là người có chức vụ, quyền hạn và có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn này để phạm tội.

Nếu chủ thể có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, đủ tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng không có lợi dụng chức vụ dù chức vụ có khả năng bị lợi dụng thì không cấu thành loại tội phạm này.

Mặt chủ quan của tội phạm

Căn cứ Khoản 1, Điều 356, Bộ luật Hình sự 2015 theo đó, người nào vì vụ lợi hoặc vì động cơ khác mà lợi dụng chức vụ quyền hạn là trái công vụ gây thiệt hại về tài sản, lợi ích của cá nhân,nhà nước…

Như vậy có thể thấy, lỗi của loại tội phạm này thuộc lỗi cố ý, biết rõ hành vi của mình có thể gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà nước nhưng vẫn thực hiện. Động cơ của tội này là vì vụ lợi hoặc động cơ khác, có thể lợi ích khác cho cá nhân…Động cơ là yếu tố quan trọng đối với loại tội phạm này.

Mặt khách quan của tội phạm

Người thực hiện hành vi phạm tội này phải thực hiện được các mô tả cấu thành tội phạm tại Khoản 1, Điều 356, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, theo đó người này có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà người đó đang làm để thực hiện hành vi phạm tội, với mục đích vụ lợi cho bản thân hay động cơ khác, hậu quả là gây thiệt hại về tài sản hoặc các thiệt hại khác cho cá nhân, tổ chức, cơ quan khác.

Hậu quả là yếu tố bắt buộc phải có đối với loại tội phạm này.

Mức xử phạt đối với hành vi phạm tội

Mức xử phạt đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ.

Tùy theo mức độ, tính chất mà người phạm tội có các khung hình phạt và hình thức xử lý khác nhau:

  • Đối với hành vi phạm tội mà gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi có một trong các yếu tố sau: có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
  • Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
  • Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Hướng dẫn tố giác tội phạm lợi dụng quyền hạn trong thi hành công vụ

Tố giác tội phạm

Cũng như các loại tội phạm khác được quy định trong Bộ luật Hình sự, theo đó nếu phát hiện ra chủ thể có hành vi lợi dụng quyền hạn trong thi hành công vụ, người phát hiện có thể thực hiện việc tố giác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Điều 144, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Trình tự tố giác tội phạm lợi dụng quyền hạn trong thi hành công vụ như sau:

Bước 01: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm;

Bước 02: Người phát hiện hành vi phạm tội tiến hành tố giác về tội phạm;

Bước 03: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác về tội phạm.

Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

>>Xem thêm: Pháp Luật Về Khiếu Nại Và Tố Cáo

Trên đây là bài viết liên quan đến tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ xử lý như thế nào? Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc gì hoặc cần tư vấn Luật Hình sự. Vui lòng liên hệ theo hotline: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ CHUYÊN TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

4.5 (17 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 960 bài viết