Luật Hình Sự

Tiêu Thụ Tài Sản Do Trộm Cướp Có Bị Đi Tù Hay Không?

Tài sản do trộm cướp mà có được là tài sản bất hợp pháp. Vì vậy, TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ được có thể phải chịu những trách nhiệm pháp lý đối với hành vi đó. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được thông qua bài viết dưới đây nhé.

Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý.

1.   Hành vi tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có được

Căn cứ tại Khoản 2 và Khoản 10 Điểm 2 Thông tư liên tịch 09/TTLT- BCA- BQP- BTP-NHNNVN-VKSNDTC- TANDTC quy định hướng dẫn về việc áp dụng quy định của bộ luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền, có quy định như sau:

Tiêu thụ tài sản là một trong các hành vi sau đây: mua, bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó.

Về mặt chủ quan của tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội phải biết rõ tài sản mà mình chứa chấp hoặc tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có nhưng không có hứa hẹn, bàn bạc hoặc thỏa thuận trước với người có tài sản do phạm tội mà có.

2. Khung hình phạt đối với hành vi tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có được:

Khung hình phạt pháp lý đối với hành vi tiêu thụ tài sản bất hợp pháp.

Căn cứ vào Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định cụ thể về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được như sau:

  • Người nào “không hứa hẹn trước” mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì hình phạt tù sẽ tăng nặng từ mức phạt 03 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

3. Khi nào thì bị khởi tố về hành vi tiêu thụ tài sản trộm cắp?

Khởi tố về hành vi tiêu thụ tài sản trộm cắp.

Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (có sửa đổi, bổ sung 2017) thì tội trộm cắp tài sản có các dấu hiệu cấu thành cụ thể như:

  • Chủ thể thực hiện tội phạm: Điều 12 Bộ luật Hình sự.
  • Khách thể của tội phạm: quan hệ sở hữu (có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đi kèm với tội danh khác như giết người…).
  • Mặt khách quan của tội phạm: có hành vi, có hậu quả, có sự liên kết giữa hành vi và hậu quả xảy ra.
  • Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi cố ý.

Như vây, nếu như tài sản do trộm cắp mà có được được người đồng ý tiêu thụ giúp biết rõ nguồn gốc của nó là bất hợp pháp, có sự hứa hẹn trước đối với tội phạm thì có thể bị xử lý hình sự với vai trò là đồng phạm.

Ngược lại, nếu như chứng minh được tài sản nhờ tiêu thụ là tài sản bất hợp pháp nhưng người đồng ý tiêu thụ lại không biết rõ về nguồn gốc, hoặc có sự hiểu lầm về nguồn gốc tài sản và chứng minh được mình không có hành vi cố ý tiêu thụ giúp đỡ tài sản trộm cắp thì sẽ không bị xử lý hình sự về hành vi này.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất cung cấp cho bạn đọc về vấn đề chống người thi hành công vụ. Trong trường hợp cần tư vấn hoặc có thắc mắc gì liên quan đến vấn đề này cần tư vấn, xin bạn đọc hãy liên hệ với Luật sư Phan Mạnh Thăng theo số hotline 1900 63 63 87 để được chăm sóc tận tình. Xin cảm ơn!

4.7 (19 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 924 bài viết