Luật Hình Sự

Thuốc Lắc Có Được Xem Là Một Dạng Ma Túy Hay Không Và Trách Nhiệm Hình Sự Đi Kèm Nó Là Gì?

Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 không có quy định xử lý về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, tuy nhiên, việc sử dụng ma túy sẽ được xử lý bởi những trách nhiệm hình sự đi kèm với nó. Thông qua bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng làm rõ, phân tích sâu vào vấn đề này?

Trách nhiệm hình sự khi sử dụng thuốc lắc

>>Xem thêm: Tàng trữ bao nhiêu ma túy thì bị xử lý hình sự

1. Liệu thuốc lắc có được xem là một dạng ma túy hay không?

Các loại tội phạm về ma tuý được quy định rõ trong Bộ luật Hình sự. Theo đó, ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca, lá hoa, quả cây cần sa, lá côca, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, hêrôin, côcain, các chất ma tuý khác ở thể lỏng và cả các chất ma tuý khác ở thể rắn.

Căn cứ theo Nghị định 82/2013/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 126/2015/NĐ-CP) của chính phủ ban hành về danh mục các chất ma túy và tiền chất thì thuốc lắc được đưa vào danh mục “Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội”, theo đó:

  • THUỐC LẮC hay ecstasy, tên khoa học là MethyleneDioxyMethamphetAmine (viết tắt là: MDMA), là một dạng ma túy được chế tạo tổng hợp.
  • Chúng có tác dụng kích thích nhất thời hệ thống thần kinh trung ương gây hưng phấn và ảo giác hoang tưởng.

Do vậy các chất này còn gọi là “các chất loạn thần” hay “ma tuý điên”. Hiện nay các chất ma tuý này được coi là những chất ma tuý nguy hiểm nhất và đang có xu hướng gia tăng rất mạnh. Nếu dùng trong thời gian dài sẽ gây nghiện, cơ nghiện mạnh và khó có thể dứt ra được ngay lập tức. Từ đó có thể khẳng định được rằng thuốc lắc là một loại ma túy.

2. Trách nhiệm đặt ra đối với việc sử dụng thuốc lắc.

Người sử dụng thuốc lắc phải chịu trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hình sự

Nếu chỉ là sử dụng ma túy thì hiện nay Tội sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 199 Bộ luật Hình sự 1999) đã được bãi bỏ nên người sử dụng ma túy không phạm tội, những người sử dụng ma túy trái phép sẽ không bị xử lý hình sự.

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự 2015) không có quy định cụ thể về tội sử dụng trái phép chất ma túy mà chỉ có các tội như:

  • Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 24);
  • Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255);
  • Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256);
  • Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 257);
  • Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 258).

Như vậy, người chỉ có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy đơn thuần sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu hành vi sử dụng trái phép chất ma túy mà có đi kèm theo các hành vi khác như tàng trữ, vận chuyển, mua bán… được mô tả trong Bộ luật Hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó.

Trách nhiệm hành chính

Mặc dù không đặt ra trách nhiệm hình sự đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy nhưng người sử dụng vẫn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính căn cứ theo Khoản 1 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Các loại hình phạt phải chịu khi sử dụng thuốc lắc

Như vậy, qua những tìm hiểu trên, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các trách nhiệm được đặt ra xoay quanh vấn đề sử dụng thuốc lắc. Mọi thắc mắc cần giải đáp về các vấn đề pháp lý có liên quan, xin quý bạn đọc vui lòng liên hệ với Luật sư Phan Mạnh Thăng qua Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn, hỗ trợ.

4.9 (10 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 923 bài viết