Luật Hình Sự

Hướng dẫn thủ tục yêu cầu xử lý hình sự người gây thương tích

Yêu cầu xử lý hình sự người gây thương tích nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người bị hại và được CƠ QUAN CHỨC NĂNG có thẩm quyền thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nếu đang gặp phải trường hợp trên và cần biết về thủ tục thực hiện, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Công ty Luật Long Phan PMT.

thu tuc yeu cau xu ly hinh su nguoi gay thuong tich
Gây thương tích cho người khác là hành vi nguy hiểm và tùy theo mức độ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Cấu thành tội cố ý gây thương tích

quy dinh ve toi co y gay thuong tich
Tùy theo tính chất và tỷ lệ thương tật để xác định mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi gây thương tích cho người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ yếu tố cấu thành “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Về mặt chủ thể

Là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại (Điều 12 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

Về mặt khách thể

Khách thể của hành vi gây thương tích cho người khác là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe của con người.

Về mặt khách quan

  • Hành vi: Dùng vũ lực (sử dụng hung khí/không sử dụng hung khí) hoặc thủ đoạn khác thực hiện hành vi, tác động lên cơ thể của người khác gây tổn thương cho họ (bộ phận cơ thể không lành lặn như ban đầu).
  • Về hậu quả: gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho nạn nhân từ 11% TRỞ LÊN.

Về mặt chủ quan

Người phạm tội mong muốn gây thương tích cho người khác.

Khung hình phạt theo quy định của pháp luật

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu tỷ lệ thương tật cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
  • Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm nếu tỷ lệ thương tật cơ thể từ 31% đến 60% hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
  • Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
  • Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Tham khảo thêm: Trường hợp đánh người gây thương tích 6% sẽ bị xử lý như thế nào

Thẩm quyền xử lý hình sự người gây thương tích

Căn cứ (khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKNDTC) thì thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định như sau:

  • Cơ quan điều tra
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
  • Viện kiểm sát các cấp
  • Công an xã, phường, thị trấn, đồn Công an, trạm công an; Tòa án các cấp, cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Đồng thời theo (điểm a khoản 5 Điều 163 BLTTHS 2015) quy định về việc phân cấp thẩm quyền điều tra thì cơ quan điều tra cấp huyện, cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền giải quyết hành vi cố ý gây thương tích của người tố cáo.

Thủ tục yêu cầu xử lý hình sự

thu tuc yeu cau xu ly hinh su
Cơ quan chức năng truy tố, khởi tố vụ án về tội cố ý gây thương tích

Yêu cầu xử lý hình sự người gây thương tích thuộc giai đoạn khởi tố vụ án hình sự (giai đoạn đầu trong vụ án hình sự). Để một người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích thì người gây thương tích phải có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích.

Thành phần hồ sơ

  • Đơn yêu cầu xử lý hình sự
  • Chứng minh nhân dân
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo: hình ảnh, clip (bị người gây thương tích gây ra), hồ sơ bệnh án (chứng minh tỷ lệ thương tật),…

Thủ tục thực hiện

  1. Người có yêu cầu nộp đơn (Đơn yêu cầu xử lý hình sự tội cố ý gây thương tích) gửi đến Cơ quan điều tra (CQĐT) có thẩm quyền.
  2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, phân công Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc quyền thụ lý, giải quyết. Đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
  3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định sau:
  4. Quyết định khởi tố vụ án hình sự
  5. Quyết định không khởi tố vụ án hình sự
  6. Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Tham khảo thêm: Thủ tục khiếu nại việc không khởi tố vụ án hình sự

Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì việc giải quyết có thể kéo dài 02 tháng, được phép gia hạn tối đa thêm 02 tháng.

Nội dung bài viết trên là những hướng dẫn liên quan đến thủ tục yêu cầu xử lý hình sự người gây thương tích.

Nếu quý bạn đọc cần chúng tôi tư vấn hình sự hoặc cần sự hỗ trợ của LUẬT SƯ HÌNH SỰ thực hiện các thủ tục liên quan đến yêu cầu xử lý hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua hotline 1900636387 để được tư vấn nhanh chóng và được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.6 (18 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết