Luật Hình Sự

Thủ tục tố giác tín dụng đen qua app

Thủ tục tố giác tín dụng đen qua app là việc người dân tố giác tội phạm khi vay tiền bị áp lãi suất quá mức quy định pháp luật. Bởi lẽ, các tổ chức tín dụng đen hiện nay thông qua các app vay vốn để cho vay nặng lãi khiến nhiều người bị lừa dẫn đến các rủi ro không đáng có. Bài viết này của Chuyên tư vấn luật sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý bạn đọc.

Tố giác tín dụng đen qua app

Tố giác tín dụng đen qua app

Tín dụng đen là gì?

Hiện nay, pháp luật hiện hành không có quy định giải thích rõ ràng về tín dụng đen là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu tín dụng đen là một hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao hơn quy định của pháp luật từ các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động cho vay tiền nhưng không đăng ký kinh doanh hoặc không được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, nói một cách đơn giản tín dụng đen là hình thức cho vay nặng lãi.

Quy định pháp luật về mức lãi suất cho vay

Căn cứ vào Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về mức lãi suất như sau:

Một là, Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

  • Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
  • Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Hai là, Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Như vậy, mức lãi suất cho vay tối đa không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

===> xem thêm : Mẫu đơn tố giác tội phạm mới nhất năm 2024

Trình tự thủ tục tố giác tín dụng đen

Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:

  • Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  • Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, người nào thực hiện hành vi cho vay lãi nặng với mức lãi suất quá mức quy định trong pháp luật dân sự và hành vi đó thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội danh cho vay lãi nặng trong pháp luật hình sự thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt trên.

Người dân sau khi đã xác định được tổ chức cho vay lãi nặng thì hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục tố giác tội phạm theo trình tự sau đây:

Xác định cơ quan có thẩm quyền

  • Trong trường hợp hành vi phạm tội đang diễn ra hoặc hành vi phạm tội vừa kết thúc thì bị phát hiện, cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin đến Công an xã, phường, thị trấn nơi diễn ra hành vi phạm tội hoặc Công an xã, phường, thị trấn nơi gần nhất.
  • Trong trường hợp hành vi phạm tội xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức, cá nhân báo tin, kiến nghị khởi tố đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an hoặc Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.
  • Đối với các trường hợp khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm đến Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện, Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp tỉnh, Cơ quan An ninh điều tra cấp tỉnh hoặc Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc phạm tội hoặc nơi phát hiện tội phạm, nơi cư trú của người bị tố giác, báo tin.
  • Cơ quan, tổ chức kiến nghị khởi tố đến Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện, Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp tỉnh, Cơ quan An ninh điều tra cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc phạm tội hoặc nơi phát hiện tội phạm, nơi cư trú của người bị kiến nghị khởi tố.

Phương thức tố giác

  • Bằng miệng (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại Bước 1).
  • Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại Bước 1).

Ngoài ra, công dân có thể tố giác tội phạm trên ứng dụng định danh điện tử Quốc gia VNeID

Trình tự các bước

Bước 1: Xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tố giác

Bước 2: Có thể gọi điện thoại, trực tiếp đến cơ quan trình báo hoặc gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền

Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết

  • Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
  • Khi hết thời gian giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Người tố cáo có thể hoàn toàn yên tâm vì toàn bộ thông tin sẽ được bảo mật tuyệt đối không cần phải lo bị trả thù hay đe dọa từ các tổ chức tín dụng đen.

Trình tự tố giác tín dụng đen

Trình tự tố giác tín dụng đen

Dịch vụ tư vấn thủ tục tố giác tín dụng đen qua app

Để hỗ trợ quý khách hàng thủ tục tố giác tín dụng đen qua app, Chuyên tư vấn luật cung cấp các dịch vụ pháp lý gồm:

  • Tư vấn, soạn thảo đơn tố giác tội phạm
  • Hướng dẫn thủ tục tố giác tín dụng đen
  • Tư vấn quy định về tố giác tội phạm tín dụng đen qua app
  • Theo dõi diễn biến và giải quyết các vấn đề phát sinh như thực hiện khiếu nại, tố cáo, đề nghị giải quyết nguồn tin tội phạm…
  • Đại diện khách hàng tham gia tranh tụng trong vụ án hình sự.

===> xem thêm: Nộp đơn tố giác ở đâu khi không biết địa chỉ của người bị tố giác

Dịch vụ tư vấn tố giác

Dịch vụ tư vấn tố giác

Việc tố giác tín dụng đen qua app hiện nay gặp khá nhiều khó khăn do nhiều người chưa nắm rõ mức lãi suất mà pháp luật quy định. Theo đó, nếu nhận biết được dấu hiệu của bọn cho vay nặng lãi thì hãy trình báo đến công an để tránh khỏi rủi ro phải gánh một khoản nợ khổng lồ. Mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng lên hệ hotline: 1900.63.63.87 để được Luật sư chuyên lĩnh vực hình sự tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn!

Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

4.7 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 988 bài viết