Luật Hình Sự

Thủ tục mời luật sư bào chữa trong vụ án giết người

Con người có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe. Được quyền sống và đòi hỏi các chủ thể khác phải tôn trọng. Vì vậy, người xâm phạm quyền này phải bị xử lý theo pháp luật. Bên cạnh đó thì cá nhân trong vụ án giết đó người cũng có quyền mời luật sư bào chữa. Vậy, thủ tục mời luật sư bào chữa trong vụ án giết người như thế nào?

Hướng dẫn thủ tục mời luật sư trong vụ án giết người
Hướng dẫn thủ tục mời luật sư trong vụ án giết người

Tội giết người được pháp luật quy định như thế nào?

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người. Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Trên cơ sở quy định tại Điều 123 BLHS, có thể hiểu khái niệm Tội giết người như sau: Tội giết người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện.

Người bào chữa được pháp luật quy định như thế nào?

Vai trò của luật sư trong án giết người
Vai trò của luật sư trong án giết người

Người bào chữa được quy định cụ thể tại Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

Thứ hai, Người bào chữa có thể là:

  • Luật sư;
  • Người đại diện của người bị buộc tội;
  • Bào chữa viên nhân dân;
  • Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
  • Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Thứ ba, Những người sau đây không được bào chữa:

  • Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
  • Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
  • Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.

Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.”

Thủ tục đăng ký bào chữa được luật quy định ra sao?

Đăng ký thủ tục luật sư trong vụ án giết người
Đăng ký thủ tục luật sư trong vụ án giết người

Dựa trên Điều 78 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì luật sư bào chữa khi đăng ký thủ tục bào chữa cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Luật sư xuất trình Thẻ luật sư
  • Bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;

 Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại Điều 76 của BLTTHS thì người bào chữa xuất trình các giấy tờ:

  • Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực
  • Văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề là cá nhân;

Những quyền và nghĩa vụ của người bào chưa được luật quy định như thế nào?

Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa được quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Trong đó có các quyền như sau:

  • Gặp, hỏi người bị buộc tội;
  • Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.

Nghĩa vụ của người bào chữa bao gồm:

  • Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;
  • Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;

Vai trò của người bào chữa trong vụ án hình sự như thế nào?

Vai trò của người luật sư, luật sư giỏi trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng tại phiên tòa nói riêng có vị trí cực kỳ quan trọng, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo, giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án giải quyết vụ án một cách khách quan, đúng pháp luật hơn, tránh làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt bất kỳ tội phạm. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được ban hành với nhiều quy định tiến bộ, khẳng định rõ và nâng cao vị thế, vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng, nhất là vai trò tranh tụng từ giai đoạn trước khi khởi tố vụ án (thường gọi là giai đoạn tiền tố tụng), khởi tố bị can (giai đoạn một người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố) đến giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra, truy tố và xét xử.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết về thủ tục mời luật sư bào chữa trong vụ án giết người. Trường hợp quý khách hàng có nhu cầu tư vấn luật hình sự hoặc các vấn đề khác, xin vui lòng gọi ngay đến Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ tận tình.

4.8 (17 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 923 bài viết