Luật Hình Sự

Thủ tục hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong vụ án hình sự

Hủy bỏ biện pháp ngăn chặnđược thực hiện bởi các thủ tục quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015, theo đó, Tòa án sẽ xem xét điều kiện của người nộp đơn yêu cầu hủy bỏ biện pháp trên. Nếu xét thấy đủ điều kiện, thì người nộp đơn được trả tự do, các biện pháp hình sự áp dụng bị hủy bỏ. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những vấn đề pháp lý liên quan.

Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong tranh chấp hình sự

Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn là gì?

Biện pháp ngăn chặn là gì?

Biện pháp ngăn chặn là biện pháp tư pháp do cơ quan có thẩm quyền áp dụng (Tòa án, Viện trưởng VKSND, Thủ trưởng Cơ quan điều tra).

Mục đích là: kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án.

Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của BLTTHS 2015 gồm:

  • Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp;
  • Bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm;
  • Cấm đi khỏi “nơi cư trú”;
  • Tạm hoãn xuất cảnh.

Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn để làm gì?

Để đảm bảo quyền con người, quyền công dân, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn chỉ được áp dụng khi có các căn cứ theo quy định

Khi nào cần hủy bỏ biện pháp ngăn chặn

co-quan-co-tham-quyen-huy-bo-bien-phap-ngan-chan
khi nào có thể hủy bỏ biện pháp ngăn chặn

Có thể hiểu hủy bỏ biện pháp ngăn chặn xem như là hậu quả tất yếu khi quá trình tố tụng đối với vụ án đã chấm dứt, đó là khi vụ án bị đình chỉ, lúc này mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng trong vụ án đương nhiên phải hủy bỏ.

Tuy nhiên, thực tế vẫn có trường hợp quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự một người chấm dứt hoặc tạm dừng, dẫn tới việc biện pháp ngăn chặn đang áp dụng đối với người đó cũng bị hủy bỏ gồm:

  • Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
  • Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
  • Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.
  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
  • (Điều 125 BLTTHS 2015)
  • Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát PHÊ CHUẨN trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn,

Ngoại lệ: Trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.

Thủ tục tiến hành

Thẩm quyền

tham quyen ban hanh huy bo quyet dinh ngan chan
Thẩm quyền tiến hành

Thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn thuộc về:

  • Viện kiểm sát: Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn,
  • THẨM PHÁN: thẩm phán thụ lý có thể ra quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam (điểm a khoản 2 Điều 45 và khoản 1 Điều 278 TTHS 2015);
  • Hội đồng xét xử: tuyên trả tự do cho bị cáo đang bị tạm giam ngay tại phiên tòa do bị cáo không có tội.
  • Chánh án, Phó Chánh án: quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam, xử lý vật chứng. (điểm a khoản 2 Điều 44 BLTTHS 2015);
  • Thủ trưởng cơ quan điều tra: quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (điểm b khoản 2 Điều 36 BLTTHS 2015);

Lưu ý: Các chủ thể trên có thể tiến hành thay đổi các biện pháp ngăn chặn, như trường hợp thay đổi biện pháp tạm giữ sang cấm đi khỏi nơi cư trú.

Thủ tục

Đối với trường hợp hủy bỏ quyết định khởi tố

  • Kết thúc quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, người bị tạm giữ phải được trả tự do.
  • Quyết định khởi tố bị can của các cơ quan này có thể bị Viện kiểm sát cùng cấp hủy bỏ;
  • Quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát cấp dưới có thể bị hủy bỏ bởi Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.

Đối với trường hợp hủy bỏ quyết định tạm giữ

Các biện pháp ngăn chặn bị hủy bỏ khi:

  • Khi tiến hành kiểm sát việc tạm giữ, xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ (khoản 4 Điều 117 BLTTHS 2015);
  • Trong khi tạm giữ, do không có đủ căn cứ để khởi tố bị can nên phải trả tự do cho người bị tạm giữ quy định tạm Khoản 3 Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Đối với trường hợp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án

  • Khi có quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo thì biện pháp ngăn chặn đang được áp dụng đối với bị can, bị cáo đó phải được hủy bỏ. (điểm b khoản 1 Điều 125 BLTTHS 2015);
  • Bị cáo đang bị tạm giam được Hội đồng xét xử tuyên trả tự do ngay tại phiên tòa (nếu không bị tạm giam về tội khác) do bị cáo không có tội.
  • Bị cáo được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt;
  • Bị cáo bị xử phạt bằng các hình thức không phải là hình phạt tù; nếu bị xử hình phạt tù thì được hưởng án treo;
  • Bị cáo được áp dụng hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trục xuất do đó nếu trước khi xét xử bị cáo đang bị tạm giam thì tại phiên tòa phải trả tự do ngay cho bị cáo.
  • Trong quá trình thực hiện thấy cần bổ sung trường hợp bị can, bị cáo khi bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì cần phải hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn để đưa bị can, bị cáo vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc.

Mẫu giấy tờ cần có

quý khách có thể nhờ luật sự thực hiện viejc đề nghị hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
Quý khách có thể nhờ Luật sư thực hiện việc đề nghị thay đổi

Thủ tục

Quý khách có thể nhờ Luật sư thực hiện việc đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

Giấy tờ cần có

  • Đơn đề nghị hủy bỏ biện pháp ngăn chặn:
  • Mẫu số 46/CQĐT ban hành kèm theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA

Mẫu văn bản tố tụng hình sự sử dụng trong việc áp dụng, thay thế, hủy bỏ biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can.

Văn bản của Cơ quan điều tra:

  • Mẫu số 32/CQĐT Giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ khi được áp dụng biện pháp ngăn chặn (Bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú)
  • Mẫu số 39/CQĐT Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú
  • Mẫu số 40/CQĐT Thông báo về việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú
  • Mẫu số 41/CQĐT Giấy phép tạm thời đi khỏi nơi cư trú
  • Mẫu số 44/CQĐT Quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn
  • Mẫu số 45/CQĐT Quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn

Văn bản của Viện kiểm sát:

  • Mẫu số 51/HS Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú
  • Mẫu số 52/HS Thông báo về việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú
  • Mẫu số 53/HS Quyết định hủy bỏ biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú
  • Mẫu số 42/HS Quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn

Qua bài viết này, chúng tôi đã làm rõ cho độc giả về thẩm quyền, thủ tục và các giấy tờ cần có để hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong vụ án hình sự. Nếu Quý khách có nhu cầu được tư vấn, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn./

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc góp ý vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.8 (20 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết