Luật Hình Sự

Thủ tục bào chữa cho tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là đất đai

Thủ tục bào chữa cho TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN LÀ ĐẤT ĐAI được Luật sư thực hiện nhằm chống lại sự tố cáo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo. Vậy quy định của pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như thế nào, làm thế nào để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những vướng mắc nêu trên.

Cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

>>>Xem thêm: Thủ tục bào chữa cho tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là đất đai

Các dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 BLHS 2015 bao gồm các dấu hiệu pháp lý sau:

Về mặt khách thể: Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của công dân

Về mặt chủ thể: Chủ thể phạm tội là người đủ tuổi, đủ năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 12 BLHS 2015)

Về mặt khách quan:

 Hành vi khách quan gồm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản
  • Giai đoạn 2:  Sau khi có được tài sản hợp pháp, người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Hậu quả: Thiệt hại về tài sản đã chiếm đoạt

Mặt chủ quan:

  • Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp
  • Mục đích: Nhằm chiếm đoạt tài sản

Hướng bào chữa cho tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Các hướng bào chữa cho tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Các hướng bào chữa cho tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Kêu oan khi không có dấu hiệu phạm tội

Thứ nhất, luật sư cần chứng minh bị cáo không có đủ dấu hiệu cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, đưa ra các căn cứ khẳng định bị cáo chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa bị kết án về tội này hoặc các tội quy định tại các điều 168,169,170,171,172,173,174 và 290 của BLHS, không thuộc trường hợp chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Ngoài ra, luật sư còn có thể chứng minh hành vi của bị cáo thuộc vào một trong các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự quy định tại chương IV BLHS 2015 như sự kiện bất ngờ, tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, tình thế cấp thiết, thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên,….

Thứ hai, đi theo hướng chứng minh cơ quan điều tra có dấu hiệu hình sự hóa quan hệ dân sự. Trường hợp này có tồn tại giao dịch dân sự, có hợp đồng nhưng chỉ có yếu tố dân sự.

Yếu tố này được thể hiện ở việc không tồn tại các hành vi dùng thủ đoạn gian dối như bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản, đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản, chỉ mang tính chất dân sự là quan hệ hợp đồng và phải được xử lý theo pháp luật dân sự.

Hướng chuyển khung hình phạt

Xem xét cấu thành hành vi của bị cáo để chuyển sang khung hình phạt nhẹ hơn. Các yếu tố cần xem xét bao gồm:

  • Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;
  • Nhân thân người bị kết án;
  • Tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự;
  • Tình hình tài sản, khả năng thi hành của người bị kết án.

Hướng xin giảm nhẹ để về đầu khung hình phạt

Các tình tiết giảm nhẹ được quy định trong Bộ luật Hình sự
Các tình tiết giảm nhẹ được quy định trong Bộ luật Hình sự

Để chuyển mức hình phạt về đầu khung, Luật sư cần chứng minh bị cáo không có các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 175 bao gồm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  • Tái phạm nguy hiểm.T
  • Tài sản bị chiếm đoạt nằm ở mức từ 4 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.

Khi đã được xem xét giảm nhẹ về đầu khung hình phạt, Luật sư cần xem xét đề nghi giảm nhẹ hình phạt theo hướng giảm nhẹ hình phạt đến mức thấp nhất trong khung như giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù còn 6 tháng hoặc chuyển sang hình thức cải tạo không giam giữ 3 năm. Giải pháp tối ưu nhất để được giảm nhẹ là chứng minh bị cáo có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Khoản 1 Điều 51 BLHS như:

  • Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
  • Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
  • Là người đủ 70 tuổi trở lên;
  • Đã tự thú;
  • Thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
  • Tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;
  • Lập công chuộc tội;
  • Là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Yêu cầu Tòa phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điểu tra lại hoặc xét xử lại

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 358 BLTTDS 2015 quy định HĐXX hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong trường hợp:

  • Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm;
  • Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm  không thể bổ sung được;
  • Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.

Như vậy, khi phát hiện một trong những trường hợp sai sót nêu trên hoặc Luật sư thu thập được thêm chứng cứ mới có giá trị cho vụ án thì có thể yêu cầu hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thủ tục bào chữa cho tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là đất đai. Nếu quý độc giả gặp khó khăn trong quá trình tìm luật sư tư vấn luật hình sự, vui lòng liên hệ hotline 1900 63 63 87 để được Luật sư Phan Mạnh Thăng giải đáp chi tiết. Xin cảm ơn. /.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.5 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 895 bài viết