Luật Hình Sự

Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án hình sự

Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án hình sự là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi các biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 áp dụng để kịp thời ngăn chặn tội phạm khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án HÌNH SỰ. Vậy luật quy định về mẫu đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp này ra sao? Và thủ tục khi ra quyết định được tiến hành thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự

Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự

Quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án hình sự

Biện pháp ngăn chặn là gì?

Theo quy định tại Điều 109 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS), biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡng chế do pháp luật tố tụng hình sự quy định và được áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc những người chưa bị khởi tố hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, hoặc có những hành động gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Các biện pháp ngăn chặn theo BLTTHS 2015

Các biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 109 Bộ luật này gồm: giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

Cụ thể được liệt kê từ Điều 110 đến Điều 124 BLTTHS 2015.

Mục đích của các biện pháp ngăn chặn

Ý nghĩa của biện pháp ngăn chặn nhằm:

  • Đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng được thực hiện thuận lợi, việc chứng minh vụ án đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm;
  • Góp phần bảo đảm đảm việc thực hiện dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ.

Thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn

Chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn

Áp dụng biện pháp ngăn chặn

Áp dụng biện pháp ngăn chặn

Theo quy định tại từng biện pháp ngăn chặn tại Điều luật tương ứng, thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn có thể là của: Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Tòa án trong phạm vi thẩm quyền Tố tụng của mình; những người khác có thẩm quyền áp dụng theo quy định của BLTTHS.

Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn

Tại Điều 125 BLTTHS 2015 quy định về hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn.

  • Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:
  • Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
  • Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
  • Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
  • Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

>>> MỜI BẠN ĐỌC THAM KHẢO BÀI VIẾT: THỦ TỤC HỦY BỎ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Những lưu ý khi áp dụng biện pháp ngăn chặn trong vụ án hình sự

Đối với các cơ quan có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, phải đặc biệt xem xét đến tính chất, mức độ của người phạm tội, bị can,, người bị tạm giữ,.. để đạt được tính hiệu quả và đúng với mục đích của biện pháp ngăn chặn.

Khi tiến hành phải đặc biệt cẩn trọng trong quy trình và thủ tục, tránh để xảy ra sai sót, bỏ lọt tội phạm và ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư, xã hội.

Khiếu nại, tố cáo về biện pháp ngăn chặn trong vụ án hình sự

Quyền khiếu nại, tố cáo

Khiếu nại biện pháp ngăn chặn

Khiếu nại biện pháp ngăn chặn

Tại Điều 469 Bộ luật này quy định về người có quyền khiếu nại: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thời hiệu khiếu nại, tố cáo

  •  Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật
  • Trường hợp vì lý do bất khả kháng thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại

Căn cứ Điều 471 BLTTHS 2015

Trên đây là toàn bộ thông tin về bài viết thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án hình sự bởi Thạc sĩ Luật sư Phan Mạnh Thăng. Nếu quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc về pháp luật Hình sự, vui lòng gọi ngay cho chúng tôi theo hotline 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ HÌNH SỰ tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.5 (10 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết