Luật Hình Sự

Thời hạn kháng nghị tái thẩm vụ án hình sự được quy định như thế nào?

Thời hạn kháng nghị tái thẩm vụ án hình sự được quy định như thế nào? Vấn đề này được đặt ra khi bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện được tình tiết mới có thể thay đổi được quyết định của Tòa án, nhưng thời hạn để kháng nghị là bao lâu? Các bạn hãy tham khảo bài viết sau của chúng tôi để hiểu rõ thêm về thời hạn để kháng nghị TÁI THẨM.

thời hạn kháng nghị tái thẩm vụ án hình sự

Tái thẩm vụ án hình sự.

Tái thẩm là gì?

Theo Điều 397 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị “kháng nghị” vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.

Căn cứ kháng nghị tái thẩm

Theo quy định tại Điều 398 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì căn cứ để kháng nghị “tái thẩm” theo thủ tục tái thẩm như sau:

  • Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;
  • Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;
  • Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
  • Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

Như vậy, chỉ cần có một trong các căn cứ nếu trên thì bạn có thể yêu cầu Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

>> Xem thêm: Diễn biến một phiên tòa sơ thẩm như thế nào? Chi phí nhờ luật sư ngồi một phiên tòa sơ thẩm

Người có quyền kháng nghị tái thẩm

Căn cứ theo Điều 400 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm như sau:

  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp.
  • Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Nếu như phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo kèm theo tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát. Khi nhận được thông báo kèm theo các tài liệu thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét tình tiết đó. Sau đó nếu thấy có căn cứ thì Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị lên tòa án có thẩm quyền tái thẩm vụ án.

Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm

Theo Điều 402 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì thẩm quyền của hội đồng tái thẩm như sau:

  • Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
  • Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
  • Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
  • Đình chỉ việc xét xử tái thẩm.

>> Xem thêm: Thẩm Quyền Tiến Hành Tố Tụng Hình Sự Của Viện Kiểm Sát

Thời hạn kháng nghị tái thẩm là bao lâu?

Theo Điều 401 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm như sau:

  • Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.
  • Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

thẩm quyền tái thẩm vụ án hình sự

Dịch vụ tư vấn pháp lý.

Vai trò của luật sư tư vấn kháng nghị tái thẩm.

  • Tư vấn pháp luật, hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng.
  • Luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
  • Các yêu cầu khác mà khách hàng yêu cầu có liên quan đến tái thẩm.

>>> Xem thêm: Luật sư nhận bào chữa vụ án hình sự.

Trên đây là bài viết về thời hạn kháng nghị tái thẩm vụ án hình sự được quy định như thế nào? Trường hợp các bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm về kháng nghị tái thẩm thì liên hệ chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87 để được gặp luật sư tư vấn hình sự và giúp đỡ kịp thời .

4.6 (10 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 895 bài viết