Luật Hình Sự

Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi tẩy xoá chứng từ của kế toán

Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi tẩy xoá chứng từ của kế toán có thể xác định trách nhiệm hành chính hoặc hình sự. Hành vi này vi phạm quy định về chứng từ kế toán, ảnh hưởng đến tính minh bạch và chính xác của số liệu tài chính. Kế toán viên thực hiện hành vi tẩy xoá chứng từ có thể đối mặt với các chế tài xử phạt hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Bài viết sau đây Chuyên tư vấn luật sẽ phân tích chi tiết các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này.

Tẩy xóa chứng từ kế toán
Hành vi tẩy xoá chứng từ của kế toán

Nội dung cơ bản của chứng từ

Chứng từ kế toán là tài liệu quan trọng trong hoạt động tài chính doanh nghiệp. Theo Điều 16 Luật Kế toán 2015, chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau:

  • Tên và số hiệu chứng từ kế toán được ghi rõ ràng, đầy đủ. 
  • Ngày, tháng, năm lập chứng từ được ghi chính xác, đúng thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
  • Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập và nhận chứng từ được ghi đầy đủ, chính xác.
  • Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được mô tả cụ thể, rõ ràng. 
  • Số lượng, đơn giá và tổng số tiền của nghiệp vụ được ghi bằng số và chữ chính xác. 
  • Chữ ký, họ tên của người lập, người duyệt và những người liên quan được ghi đầy đủ.

Ngoài ra, chứng từ kế toán có thể có thêm các nội dung khác tùy từng loại chứng từ cụ thể. Việc lập và lưu trữ chứng từ kế toán phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật.

Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực kế toán

Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực kế toán. Cụ thể, Điều 13 Luật Kế toán 2015 nêu rõ:

Giả mạo, khai man hoặc thỏa thuận, ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán. Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán.

Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định. Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm giảm thuế, trốn thuế hoặc gian lận thuế.

Can thiệp trái pháp luật vào công việc kế toán hoặc ép buộc, mua chuộc người làm kế toán thực hiện những hành vi trái pháp luật. Người làm kế toán, người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán không được tiết lộ bí mật tài chính.

Kế toán tẩy xóa chứng từ bị xử lý thế nào?

Xử phạt hành chính

Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định chứng từ kế toán. Theo đó, điểm a khoản 1 Điều 8 quy định mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng được áp dụng cho tổ chức có hành vi tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán.

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP thì mức xử phạt đối với cá nhân có hành vi tẩy xóa chứng từ sẽ bị phạt từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng. 

Ngoài ra, các hành vi liên quan như ký chứng từ bằng mực đỏ, mực phai màu, đóng dấu chữ ký khắc sẵn cũng bị xử phạt tương tự.

Xử lý hình sự

Trách nhiệm hình sự khi tẩy xóa chứng từ kế toán
Trách nhiệm hình sự khi tẩy xoá chứng từ của kế toán

Trong trường hợp nghiêm trọng, hành vi tẩy xóa chứng từ kế toán có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 221 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Điều này được sửa đổi bởi điểm k khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi bộ luật hình sự 2017. 

Trong đó, khung pháp lý hình sự mà người có hành vi tẩy xóa chứng từ phải chụi trách nhiệm khi đủ yêu tố cấu thành tôi này như sau:

Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt từ 01 đến 05 năm đối với người lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện tẩy xóa chứng tư thuộc trường hợp:

  • Gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng 
  • Gây thiệt hại dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm

Khung 2: Phạt từ 03 đến 12 năm tù đối với hành vi tại khung 1 nhưng có tình tiết định khung tăng nặng như sau:

  • Vì vụ lợi;
  • Có tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Khung 3: Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm: phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị:

  • Cấm đảm nhiệm chức vụ
  • Hoặc cấm làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
  • Hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Dịch vụ luật sư tư vấn pháp lý lĩnh vực kế toán

Luật sư tại Chuyên tư vấn luật với kinh nghiệm chuyên sâu sẽ hỗ trợ khách hàng các vấn đề:

  • Tư vấn quy định pháp luật về hóa đơn chứng từ trong kế toán.
  • Tư vấn những hành vi bị cấm và mức  xử phạt đối với hành vi vi phạm điều cấm trong Luật Kế toán.
  • Tư vấn đánh giá trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm lĩnh vực kế toán.
  • Phân tích mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả gây ra. Từ đó xác định trách nhiệm của chủ thể thực hiện.
  • Hướng dẫn khắc phục hậu quả khi thực hiện tẩy xóa chứng từ trái phép. 
  • Tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi tham gia giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Doanh nghiệp được hướng dẫn xây dựng quy trình kế toán tuân thủ pháp luật, tránh rủi ro vi phạm. 
  • Luật sư hỗ trợ soạn thảo, rà soát các văn bản, chứng từ kế toán đảm bảo tính pháp lý.
Tư vấn trách nhiệm khi vi phạm quy định về cạnh tranh
Tư vấn trách nhiệm khi vi phạm quy định kế toán

Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi tẩy xoá chứng từ kế toán rất nghiêm trọng. Từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự. Quý khách hàng cần tuân thủ các quy định về chứng từ kế toán để tránh rủi ro pháp lý. Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ Chuyên tư vấn luật qua hotline 1900636387. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ mọi vấn đề pháp lý liên quan đến kế toán doanh nghiệp.

4.7 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 1,005 bài viết