Luật Hình Sự

Sau khi khởi tố vụ án mà không lấy lời khai có vi phạm tố tụng không?

Sau khi khởi tố vụ án mà không lấy lời khai có vi phạm tố tụng không? Là một vấn đề được mọi người khá quan tâm bởi nếu trình tự tố tụng nếu xảy ra thiếu sót thì đôi khi sẽ ảnh hưởng đến tính có hiệu lực của bản án nói riêng, sự thật khách quan của vụ án nói chung. Vậy quy định của pháp luật hiện hành đối với vấn đề này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn các quy định pháp luật để làm sáng tỏ vấn đề trên.

Khởi tố vụ án

>>> Xem thêm: Hoạt động lấy lời khai người đại diện của pháp nhân trong tố tụng hình sự

Khi khởi tố vụ án không lấy lời khai có vi phạm không?

Theo quy định tại Điều 188 Bộ Luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) 2015, cơ quan điều tra phải tiến hành lấy lời khai các chủ thể sau:

  • Người bị hại;
  • Người làm chứng;
  • Nguyên đơn dân sự;
  • Bị đơn dân sự;
  • Người cò quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Việc triệu tập, lấy lời khai những chủ thể nêu trên là biện pháp điều tra để khai thác những thông tin cần thiết làm rõ sự thật vụ án hình sự. Vì vậy, sau khi khởi tố vụ án việc không lấy lời khai của những chủ thể này sẽ làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án và là một sự vi phạm thủ tục tố tụng Hình sự

Thẩm quyền lấy lời khai

Thẩm quyền lấy lời khai

Lấy lời khai của người làm chứng

Theo Điều 186 BLTTHS 2015 quy định về lấy lời khai người làm chứng như sau:

  • Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó.
  • Nếu vụ án có nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc, trao đổi với nhau trong thời gian lấy lời khai.
  • Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định tại Điều 66 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.
  • Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên phải hỏi về mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng. Điều tra viên yêu cầu người làm chứng trình bày hoặc tự viết một cách trung thực và tự nguyện những gì họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi.
  • Trường hợp xét thấy việc lấy lời khai của Điều tra viên không khách quan hoặc có vi phạm pháp luật hoặc xét cần làm rõ chứng cứ, tài liệu để quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra hoặc để quyết định việc truy tố thì Kiểm sát viên có thể lấy lời khai người làm chứng. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo quy định tại Điều này.

Việc lấy lời khai phải đúng luật

Việc lấy lời khai phải đúng luật

>>> Xem thêm: Thủ tục yêu cầu bồi thường trong vụ án hình sự như thế nào?

Lấy lời khai của bị hại, đương sự

Theo Điều 188 BLTTHS 2015 quy định về việc triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự như sau:

  • Việc triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự được thực hiện giống như việc lấy lời khai của người làm chứng tại điều 186 BLTTHS 2015.
  • Việc lấy lời khai của bị hại, đương sự có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Thủ tục lấy lời khai người làm chứng

Triệu tập người làm chứng

Việc triệu tập để lấy lời khai người làm chứng thực hiện theo quy định tại Điều 185 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, theo đó: Khi triệu tập người làm chứng đến lấy lời khai, Kiểm sát viên phải gửi giấy triệu tập. Nội dung giấy triệu tập phải ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc nơi làm việc, học tập của người làm chứng; giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm có mặt; mục đích và nội dung làm việc, thời gian làm việc; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

Tiến hành lấy lời khai

Thủ tục lấy lời khai được thực hiện theo Điều 186 BLTTHS 2015 được phân tích theo nội dung nêu trên.

Lập biên bản lấy lời khai

Theo quy định tại các điều 187, 178, 133 BLTTHS 2015 thì khi lấy lời khai người làm chứng, Kiểm sát viên phải lập biên bản theo mẫu thống nhất. Biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lấy lời khai, thời gian bắt đầu và kết thúc, nội dung lấy lời khai.

>>> Xem thêm: Nội dung phiên họp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải trong vụ án tranh chấp dân sự

Trên đây là bài viết về vấn đề Sau khi khởi tố vụ án mà không lấy lời khai có vi phạm tố tụng không?. Nếu quý đọc giả có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn những vấn đề liên quan đến TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ thì có thể vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 của chúng tôi để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

5 (20 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết