Luật Hình Sự

Phân biệt trong cấu thành tội giết người và tình tiết định khung gây hậu quả chết người của tội cố ý gây thương tích

Tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người và tội giết người có ranh giới phân biệt hết sức mong manh. Một tình tiết cũng có thể làm chuyển hóa giữa hai tội danh này, vì vậy Phân biệt trong cấu thành tội giết người và tình tiết định khung gây hậu quả chết người của tội cố ý gây thương tích là vấn đề quan trọng và nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Bài viết dưới đây, Chuyên tư vấn luật sẽ giúp cho bạn đọc phân biệt được hai loại tội trên.

Tội giết người hay tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người? 

Tội giết người hay tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người?

Sự khác biệt trong cấu thành tội giết người với tội cố ý gây thương tích có tình tiết định khung dẫn đến chết người

Dấu hiệu làm chết người

Trên thực tiễn, tội giết người và tội cố ý gây thương tích đều là những tội phạm có cấu thành riêng biệt, khác nhau về khách thể, về tính chất nguy hiểm. Nhưng trong một số trường hợp có phát sinh hậu quả làm chết người thì việc phân định giữa hai loại tội danh này đã không còn là câu chuyện dễ dàng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, bởi lẽ tại điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 của tội cố ý gây thương tích cũng có quy định trường hợp “làm chết người”. Tuy nhiên, chúng ta cần phân định rõ dấu hiệu “làm chết người” ở hai tội danh này là khác nhau:

  • Đối với tội giết người, “làm chết người” là tình tiết dấu hiệu định tội (với lỗi cố ý gián tiếp) – dấu hiệu có tính chất đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật mà cụ thể trong trường hợp này là tội giết người. Tình tiết định tội còn được gọi là tình tiết (dấu hiệu) cấu thành tội phạm cơ bản. Hoặc Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân, không bắt buộc phải có hậu quả làm chết (đối với vời
  • Đối với tội cố ý gây thương tích, “làm chết người” là tình tiết định khung hình phạt được quy định trong khoản( của điều luật dùng để xác định hành vi phạm tội có thuộc khung hình phạt tăng nặng hoặc khung hình phạt giảm nhẹ của một tội phạm, mà trong trường hợp này là khung hình phạt tăng nặng của tội cố ý gây thương tích. Tình tiết định khung hình phạt còn được gọi là tình tiết cấu thành tội phạm tăng nặng (khung tăng nặng) và cấu thành tội phạm giảm nhẹ (khung giảm nhẹ).

Sự khác biệt giữa tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người

Cơ sở pháp lý

Tội giết người

Tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người
Điều 123 BLHS 2015

Điều 134 BLHS 2015

Mục đích

Tội giết người

Tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người
Tước đoạt tính mạng của nạn nhân.

Gây tổn hại đến thân thể nạn nhân. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội.

Mức độ, cường độ tấn công

Tội giết người

Tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người
Nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người.

Mức độ tấn công yếu hơn và không liên tục dồn dập với cường độ tấn công nhẹ hơn (vì không có ý định giết người)

Vị trí tác động trên cơ thể

Tội giết người

Tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người
Thường là những vị trí trọng yếu trên cơ thế như vùng đầu, ngực

Vị trí không gây nguy hiểm chết người như vùng vai, tay, chân, v.v…

Hung khí, vũ khí sử dụng

Tội giết người

Tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người
Các vũ khí sử dụng có tính chất nguy hiểm cao: Súng, lựu đạn, bom, mìn, dao, búa, gậy gộc, … hoặc các tác nhân gây chết khác như thuốc độc, điện …

Hung khí ít nguy hiểm hơn khó gây chết người hơn

Lỗi

Tội giết người

Tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người
Người thực hiện hành vi có lỗi cố ý đối với hậu quả chết người. Nghĩa là họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc hậu quả đó xảy ra.

Người thực hiện hành vi có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là họ thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Đây là trường hợp người phạm tội chỉ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của nạn nhân, nhưng chẳng may nạn nhân bị chết, cái chết của nạn nhân là ngoài ý muốn của người phạm tội. Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương tích do hành vi của người phạm tội gây ra.

Hậu quả

Tội giết người Tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người
Thông thường các hành vi nêu trên thường gây hậu quả trực tiếp là làm chết người. Nhưng hậu quả là chết người không bắt buộc phải xảy ra, chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác thì đều được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết người có xảy ra hay không. Bắt buộc phải để lại hậu quả chết người thì mới có căn cứ định tội cố ý gây thương thích gây hậu quả chết người dù thời gian sau khi cố ý gây thương tích thường dài, từ vài tiếng, vài ngày trở lên thì nạn nhân mới tử vong thì vẫn coi là cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

>>> Xem thêm: Cố ý gây thương tích và cố ý gây thương tích do phòng vệ chính đáng thì tội nào nhẹ hơn?

Sự khác biệt về chế tài đối với hai loại tội danh

Căn cứ vào quy định tại Điều 123 và Điều 134 BLHS năm 2015 thì tùy vào từng trường hợp mà người phạm tội giết người hoặc phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người sẽ bị xử phạt với những khung hình phạt khác nhau:

Đối với tội giết người:

  • Khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình áp dụng đối với trường hợp người phạm tội giết người thể hiện mức độ và tính nguy hiểm cao của tội phạm. Các trường hợp này được quy định tại Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự.
  • Khung hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội giết người nhưng không thuộc các tình tiết tăng nặng ở Khoản 1 Điều 123.
  • Khung hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm áp dụng trong trường hợp chuẩn bị phạm tội.
  • Hình phạt bổ sung áp dụng đối với người phạm tội giết người có thể là cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người:

  • Khung hình phạt phạt tù từ 07 năm đến 14 năm đối với người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến làm chết 01 người.
  • Khung hình phạt phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi người phạm tội thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến làm chết 02 người trở lên.

Hướng xử lý khi bị khởi tố, bị truy tố sai tội danh

Khiếu nại kết luận điều tra

Căn cứ vào quy định tại Điều 469 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, trong trường hợp bị cơ quan điều tra kết luận sai tội dẫn đến xâm phạm vào quyền và lợi ích của cá nhân, chủ thể có quyền có thể khiếu nại đến các cơ quan tại Điều 475 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sau:

  • Khiếu nại đối với quyết định của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra do Thủ trưởng Cơ quan điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
  • Khiếu nại đối với quyết định của Thủ trưởng Cơ quan điều tra và các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát phê chuẩn do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
  • Khiếu nại đối với quyết định của cấp phó, cán bộ điều tra của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
  • Khiếu nại đối với quyết định của cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện trưởng Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra xem xét, giải quyết.

Khiếu nại cáo trạng

Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi đó (Điều 469 BLHS 2015). Do đó, nếu bản cáo trạng định tội danh sai thì người có quyền khiếu nại có quyền làm đơn gởi đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết, mà cụ thể ở đây là Viện kiểm sát. Bởi lẽ, đây là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành bản cáo trạng.

Cơ sở pháp lý

  • Chương XXXIII Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
  • Thông tư Liên tịch số 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT; Quyết định số 51/QĐ-VKSTC-V12;
  • Hướng dẫn số 04/HD-VKSTC và và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ khác liên quan đến công tác khiếu nại.

Trình tự thủ tục

  • Khiếu nại đối với quyết định tố tụng của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
  • Khiếu nại đối với quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
  • Trong các trường hợp nếu là khiếu nại đối với quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
  • Khiếu nại đối với quyết định tố tụng của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên công tác tại Viện kiểm sát quân sự trung ương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại cáo trạng

Xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại cáo trạng

Gửi văn bản đề nghị Tòa án xem xét trả hồ sơ điều tra bổ sung

Trường hợp Viện kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Khoản 2 Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015). Theo đó, các căn cứ để trả hồ sơ bao gồm:

  • Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;
  • Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm;
  • Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
  • Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng

Điều tra bổ sung vụ án hình sự để phán quyết đúng

Điều tra bổ sung vụ án hình sự để phán quyết đúng

>>> Xem thêm: Cố ý gây thương tích do say xỉn thì bị bao nhiêu năm tù?

Thông tin liên hệ luật sư

Tư vấn trực tiếp

Trường hợp quý khách gặp phải tình huống có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong hai địa chỉ sau:

  • Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng kho Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.

Tư vấn trực tuyến

Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87. Ngoài ra, Công ty Chuyên Tư Vấn Luật còn nhận các thắc mắc của khách hàng thông qua những hình thức khác:

  • Email: pmt@luatlongphan.vn
  • Fanpage: Luật Long Phan
  • Kênh youtube: Công ty Luật Long Phan PMT

>>> Xem thêm: Chi phí nhờ Luật sư bào chữa Tội cố ý gây thương tích

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến Phân biệt trong cấu thành tội giết người và tình tiết định khung gây hậu quả chết người của tội cố ý gây thương tích. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ tư vấn và hỗ trợ. Luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn.

4.8 (10 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 988 bài viết