Luật Hình Sự

Phân biệt giữa tạm ngừng và hoãn phiên tòa hình sự

Phân biệt giữa tạm ngừng và hoãn phiên tòa hình sự là vấn đề còn gặp nhiều khó khăn đối với nhiều người. Vậy pháp luật quy định TẠM NGỪNG phiên tòa là gì? Hoãn phiên tòa là gì? Phân biệt giữa tạm ngừng và hoãn phiên tòa dựa vào những căn cứ nào? Bài viết này giúp các bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này.

Phân biệt giữa tạm ngừng và hoãn phiên tòa hình sự.

Phân biệt giữa tạm ngừng và hoãn phiên tòa hình sự.

Tạm ngừng, hoãn phiên tòa hình sự

Tạm ngừng tòa hình sự là gì?

Pháp luật Việt Nam không định nghĩa về thuật ngữ tạm ngừng tòa hình sự. Tuy nhiên căn cứ vào Điều 251, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, theo đó có hiểu tạm ngừng tòa hình sự là khi tiến hành hoạt động xét xử tại Tòa, nếu phát sinh căn cứ, sự kiện pháp lý tại Điều 251 thì Tòa án ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.

Hoãn phiên tòa án hình sự là gì?

Tương tự như tạm ngừng tòa hình sự, hoãn phiên tòa hình sự cũng không được định nghĩa. Căn cứ Điều 297, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, theo đó có thể hiểu hoãn phiên tòa hình sự là khi tiến hành hoạt động xét xử tại tòa, nếu phát sinh căn cứ, sự kiện pháp lý tại Điều 297, Bộ luật này thì Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa hình sự.

Phân biệt giữa hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa

Về căn cứ phát sinh

Căn cứ Khoản 1, Điều 251, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, theo đó khi phát sinh một trong các căn cứ sau đây, Tòa án ra quyết định tạm ngừng phiên tòa:

  • Cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa và có thể thực hiện được trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa;
  • Do tình trạng sức khỏe, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng họ có thể tham gia lại phiên tòa trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày tạm ngừng phiên tòa;
  • Vắng mặt Thư ký Tòa án tại phiên tòa.

Căn cứ Khoản 1, Điều 297, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, hoãn phiên tòa được thực hiện khi phát sinh một trong các căn cứ sau đây:

  • Thay đổi kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thẩm phán, Hội thẩm;
  • Không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế;
  • Bị cáo vắng mặt phiên tòa xét xử vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa;
  • Người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất tại phiên tòa vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
  • Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử thì Tòa án phải hoãn phiên tòa;
  • Người làm chứng về những vấn đề quan trọng của vụ án vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử;
  • Người giám định, người định giá tài sản vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa;
  • Người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa;
  • Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa;
  • Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;
  • Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.

Chủ thể có thẩm quyền ra quyết định

Về chủ thểthẩm quyền ra quyết định tạm ngừng tòa và hoãn phiên tòa:

  • Tạm ngừng tòa hình sự được quyết định bởi Hội đồng xét xử
  • Hoãn phiên tòa hình sự được quyết định bởi Hội đồng xét xử. Trong trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định (Khoản 1, Điều 297, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).

Hội đồng xét xử

Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa hình sự

Thời hạn hoãn phiên tòa, tạm ngừng phiên tòa

Căn cứ Khoản 2, Điều 297, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm là không quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

Căn cứ Khoản 2, Điều 251, Bộ luật này, thời hạn tạm ngừng phiên tòa là không quá 05 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.

Hình thức hoãn phiên tòa, tạm ngừng phiên tòa

Hình thức hoãn phiên tòa được quy định tại Khoản 4, Điều 294, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, phải ra Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên. Trường hợp chủ tọa phiên tòa vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.

Nội dung của quyết định hoãn phiên tòa bao gồm các nội dung sau đây:

  • Ngày, tháng, năm ra quyết định;
  • Tên Tòa án và họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án;
  • Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa;
  • Vụ án được đưa ra xét xử;
  • Lý do của việc hoãn phiên tòa;
  • Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.

Đồng thời, quyết định hoãn phiên tòa phải được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Đối với tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết và không phải ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.

Quyết định hoãn phiên tòa

Quyết định hoãn phiên tòa

Trên đây là bài viết liên quan đến việc phân biệt giữa tạm ngừng và hoãn phiên tòa hình sự. Nếu bạn đọc chưa có vấn đề gì thắc mắc liên quan hoặc cần tư vấn Luật Hình sự. Vui lòng liên hệ theo Hotline: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ CHUYÊN TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

4.5 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết