Luật Hình Sự

Người vay nợ không trả tiền trốn tránh xử lý thế nào?

Người vay nợ không trả tiền là việc làm gây thiệt hại không chỉ đối với người cho vay mà nó còn ảnh hưởng đến cả những đối tượng khác. Việc vay không trả nợ sẽ phát sinh thêm những rắc rối khác như đòi nợ, mượn tiền người khác để cho vay hay còn có thể kể đến thiếu nợ ngân hàng, lãi suất cho vay. Vậy trong tình huống người vay nợ không trả tiền trốn tránh thì XỬ LÝ như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Người vay nợ không trả tiền

Người vay nợ không trả tiền

>>Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ

Quy định pháp luật về nghĩa vụ trả nợ

Nghĩa vụ trả nợ phát sinh từ quan hệ hợp đồng cho vay, trong đó một bên cho vay tài sản còn một bên thì sau khi mượn tài sản sử dụng thì phải có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay.

Đối với quy định pháp luật về nghĩa vụ trả nợ được quy định cụ thể tại điều 466 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

  • Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
  • Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
  • Các quy định khác về việc vay có trả lãi.

Vay tiền không có giấy tờ có đòi được không

Vay tiền không có giấy tờ có thể hiểu là vay tiền bằng miệng mà không có bất kỳ giấy tờ nào chứng minh cho việc vay tiền đó. Việc vay tiền không có giấy tờ ẩn chứa rất nhiều rủi ro đối với người cho vay và cũng sẽ gây ra rất nhiều khó khăn khi muốn đòi lại tiền. Tuy nhiên vay tiền không có giấy tờ vẫn có thể đòi lại được bằng cách khởi kiện vụ án dân sự, gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án.

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về tài liệu kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Do đó nếu không có hợp đồng cho vay giữa hai bên thì để chứng minh lợi ích bị xâm phạm, bạn có thể căn cứ vào Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để cung cấp các chứng cứ đúng theo quy định pháp luật. Cụ thể như sau:

  • Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
  • Vật chứng.
  • Lời khai của đương sự.
  • Lời khai của người làm chứng.
  • Kết luận giám định.
  • Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
  • Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
  • Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
  • Văn bản công chứng, chứng thực.
  • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

 Làm gì khi người vay nợ không trả?

 Làm gì khi người vay nợ không trả?

Hướng giải quyết người vay nợ không trả tiền trốn tránh

Khởi kiện tại Tòa Án

Căn cứ Khoản 3 Điều 150 và Điều 429 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về việc cho vay là 03 năm, kể từ thời điểm người cho vay biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Thủ tục khởi kiện:

  • Nộp đơn khởi kiện tại TAND có thẩm quyền kèm theo tài liệu, chứng cứ liên quan.
  • Nếu hồ sơ hợp lệ thì có thông báo đóng tiền tạm ứng án phí sơ thẩm.
  • Nộp tiền tạm ứng án phí và giao biên lai cho Tòa án.
  • Thẩm phán thụ lý kể từ thời điểm nhận được biên lai thu tiền.

Tố cáo, yêu cầu xử lý trách nhiệm hình sự

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (BLHS) quy định người nào dùng thủ đoạn gian dối (như cung cấp thông tin, chứng từ giả tạo…) nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì có thể phải đối mặt với mức hình phạt tối đa là tù chung thân.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

Điều 175 BLHS 2015 quy định người nào có hành vi vay tài sản của người khác bằng hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó hoặc cố tình không trả nợ dù có khả năng kinh tế thì có thể bị phạt tù từ tối thiểu 06 tháng đến 20 năm tùy theo mức độ vi phạm.

Trình tự giải quyết đơn tố cáo:

  • Nộp đơn tố cáo hành vi lừa đảo/lạm dụng tín nhiệm chiếm đbộoạt tài sản gửi đến cơ quan Công an.
  • Trong thời hạn 7 ngày, cơ quan công an làm việc và ra quyết định thụ lý đơn tố cáo.
  • Thời hạn giải quyết tố cáo là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý. Trong thời hạn này, cơ quan chức năng sẽ tiến hành thu thập thông tin, ý kiến giải trình; ban hành và xử lý kết luận nội dung tố cáo.
  • Thời hạn giải quyết tố cáo là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý. Trong thời hạn này, cơ quan chức năng sẽ tiến hành thu thập thông tin, ý kiến giải trình; ban hành và xử lý kết luận nội dung tố cáo.

Dịch vụ luật sư

Dịch vụ luật sư

Luật sư tư vấn xử lý trường hợp vay nợ không trả tiền trốn tránh

  • Tư vấn căn cứ khởi kiện đòi lại tài sản qua hợp đồng vay tiền;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản qua hợp đồng vay tiền;
  • Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc của Khách hàng;
  • Tư vấn soạn thảo Đơn khởi kiện, đơn tố cáo;
  • Tư vấn hồ sơ khởi kiện;
  • Đại diện Khách hàng nộp đơn khởi kiện;
  • Đại diện tham gia tố tụng;
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng.
  • Các yêu cầu khác liên quan đến thủ tục khởi kiện.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến nội dung Người vay nợ không trả tiền trốn tránh xử lý thế nào. Trường hợp bạn đọc có khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản hoặc có nhu cầu Tư vấn pháp luật hình sự, vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được giải đáp và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

4.9 (10 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết