Luật Hình Sự

Người quản lí doanh nghiệp gây thiệt hại tới mức nào thì có thể bị khởi tố hình sự?

Trong quá trình điều hành và quản lý doanh nghiệp, không tránh khỏi những sai sót gây ra thiệt hại. Người quản lý doanh nghiệp gây thiệt hại tới mức nào thì có thể bị khởi tố hình sự? Gây thiệt hại về tài sản sẽ bị xử phạt như thế nào? Là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm. Sau đây Chuyên tư vấn luật sẽ giúp bạn giải quyết những về vấn đề này.

Quản lý doanh nghiệp gây thiệt hại

Quản lý doanh nghiệp gây thiệt hại

Người quản lý doanh nghiệp gây ra thiệt hại về tài sản thì sẽ bị xử phạt về tội danh gì?

Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được hiểu là hành vi của người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản đã không làm hoặc làm không hết trách nhiệm trong công tác quản lý dẫn đến mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại.

Như vậy, căn cứ theo Điều 179 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) – BLHS thì người quản lý doanh nghiệp gây ra thiệt hại về tài sản thì sẽ bị xử phạt về tội Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

>>>Xem thêm:  TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÍ KHI GÂY THIỆT HẠI CHO DOANH NGHIỆP

Gây thiệt hại tới mức nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Điều 179 BLHS 2015 thì người có trách nhiệm quản lý tài sản mà gây ra thiệt hại cho tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Do đó, người quản lý doanh nghiệp mà gây ra thiệt hại về tài sản do mình quản lí mà giá trị tài sản từ 100 triệu đồng thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS). Bên cạnh đó, người quản lý có thể bị áp dụng một số hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 4 Điều này như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.

Như vậy, nếu người phạm tội có hành vi thiếu trách nhiệm nhưng thiệt hại trực tiếp không phải là tài sản, thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này.

Quy định của pháp luật về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được quy định tại Điều 179 BLHS.

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Các yếu tố cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản của nhà nước,cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bao gồm vật, tiền.

  • Mặt khách quan:

 Về hành vi: hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi (không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ) các quy định về quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng trở lên.

Tội phạm được hoàn thành từ thời điểm gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên.

  • Khách thể của tội phạm:

 Khách thể của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Việc xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của tội này được xác định là người phạm tội không chiếm đoạt tài sản mà chỉ làm mất, làm hỏng, gây lãng phí tài sản. Đặc điểm này cũng để phân biệt với một số tội có dấu hiệu đặc trưng gần giống với tội này (như tội tham ô, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản).

  • Chủ thể:

 Là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực TNHS và có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

  • Về mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi vô ý. Vô ý phạm tội được quy định tại Điều 11 BLHS 2015 dưới hai hình thức lỗi là vô ý do quá tự tin và hình thức lỗi vô ý do cẩu thả.

Hình phạt

Hình phạt

Hình phạt đối với người phạm tội

Đối với hình phạt chính, mức hình phạt của tội này được chia thành ba mức độ, cụ thể như sau: Điều 179 BLHS quy định 03 khung hình phạt như sau:

  • Khung 1: Phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với người thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này. (Thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng)
  • Khung 2: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này. (Thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 2 tỷ đồng)
  • Khung 3: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người thực hiện hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này. (Thiệt hại về tài sản có giá trị từ 2 tỷ đồng trở lên)
  • Hình thức xử phạt bổ sung (khoản 4): Ngoài việc chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, tùytừng trường hợp phạm tội cụ thể người phạm tội còn có thể cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là bài viết trả lời cho câu hỏi Người quản lý doanh nghiệp gây ra thiệt hại tới mức nào thì có thể bị khởi tố hình sự? Quý bạn đọc có thêm những thắc mắc liên quan đến pháp luật hình sự cần được giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ.

4.8 (12 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết