Luật Hình Sự

Mức hình phạt với tội làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức

Con dấu có vai trò như đại diện pháp lý của công ty trong các giao dịch trên giấy tờ. Vì vậy, việc làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức rất thường xảy ra. Bài viết này giúp người đọc nhận thức hành vi làm giả con dấu, văn bản, giấy tờ là trái quy định pháp luật và mức phạt áp dụng đối với vi phạm đó.

Hiện trạng con dấu giả mạo trong các loại giấy tờ
Hiện trạng con dấu giả mạo trong các loại giấy tờ

Tội làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức

Đối tượng làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức là chủ thể thường. Tức, bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là đối tượng tiến hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm đó.

Hành vi ấy xâm phạm đến hoạt động quản lý thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước, làm ảnh hưởng về tài sản, lợi ích của nhân dân và cấp chính quyền và gây hoang mang cho người dân khi tham gia vào các giao dịch của họ.

Tội làm giả con dấu, tài liệu gây ra do lỗi cố ý. Chủ thể biết được rằng việc làm giả con dấu, tài liệu hoặc các giấy tờ khác là hành vi lừa dối cơ quan, tổ chức, người dân nhưng vẫn tiến hành thực hiện, để mặc cho hậu quả xảy ra hoặc không cần biết đến hậu quả của hành vi đó là gì.

Những con dấu giả bị từ chối trong các văn bản
Những con dấu giả bị từ chối trong các văn bản

Các thủ đoạn bao gồm:

  • Đúc, khắc,…tạo ra con dấu giả giống như con dấu thật nhằm giả mạo giấy tờ, lừa đảo, chiếm đoạt lợi ích từ người khác.
  • Viết, vẽ, in,…các loại chứng chỉ, văn bản, giấy tờ của cấp lãnh đạo, ỦY BAN NHÂN DÂN để hưởng những ưu đãi, chính sách nhà nước như con thương bình liệt sĩ, hộ nghèo,…
  • Sử dụng tài liệu thật nhưng chỉnh sửa nội dung. Ví dụ như tên người có thẩm quyền ký (giả thẩm quyền) hoặc đối tượng thụ hưởng.
  • Giả toàn bộ hoặc giả từng phần tùy mục đích và lợi ích vật chất hay vì một động cơ nào khác.

Mức phạt với tội làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức

Trước thực trạng giả mạo giấy tờ làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hành chính của cơ quan nhà nước và lợi ích cộng đồng thì Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định chế tài cụ thể tại Điều 341.

Tùy vào mức độ vi phạm mà các đối tượng sẽ chịu những khung hình phạt khác nhau.

Phát luật quy định mức xử phạt đối với việc làm giả con dấu, giấy tờ
Phát luật quy định mức xử phạt đối với việc làm giả con dấu, giấy tờ

Mức phạt cơ bản tội làm giả con dấu, giấy tờ

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi có các dấu hiệu pháp lý của tội phạm.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm đối với cá nhân làm giả con dấu, tài liệu.

Mức phạt tăng nặng của tội danh

Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi hành vi thuộc khung tăng nặng

  • Phạm tội khi có sự hợp tác (có tính tổ chức)
  • Đã phạm tội từ 2 lần trở lên
  • Giấy tờ, tài liệu làm giả từ 2 đến 5 con dấu
  • Thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng trong việc sử dụng con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức
  • Làm giả nhằm thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng
  • Hành vi ngoan cố của việc tái phạm mang tính nguy hiểm.

Hình phạt tù có thể tăng nặng từ 03 năm đến 07 năm khi thuộc các trường hợp:

  • Làm giả từ 6 con dấu trở lên, tài liệu, giấy tờ
  • Việc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả mạo để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên từ con dấu, giấy tờ giả mạo

Xử lý đồng phạm đối với tội làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức  

Đối với hành vi vi phạm có sự hợp tác và tổ chức thì đối tượng còn lại vẫn bị xử phạt với vai trò là đồng phạm theo quy định tại Điều 17 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Đồng phạm chỉ đối tượng còn lại trong nhóm thực hiệm phạm tội từ 2 người trở lên. Phạm tội có tổ chức chỉ sự liên kết chặt chẽ về tư duy, hành động giữa những người cùng thực hiện hành vi.

Pháp luật xử phạt những kẻ giúp sức cho hành vi lừa đảo
Pháp luật xử phạt những kẻ giúp sức cho hành vi lừa đảo

Đồng phạm gồm những vai trò:

  • Người trực tiếp thực hiện tội phạm là người thực hành
  • Người đứng đầu, chỉ đạo thực hiện tội phạm là người tổ chức
  • Người thôi thúc, tạo động lực cho người khác thực hiện là người xúi giục
  • Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm

Tuy người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành nhưng vẫn bị truy cứu trách nhiệm theo các vai trò trên nếu có đầy đủ các cấu thành tội phạm.

Trên đây là các giải đáp thắc mắc về việc sứ dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả mạo sẽ bị phạt tiền bao nhiêu và phạt tù bao lâu, trách nhiệm liên đới của đồng phạm trong các vụ này. Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc hoặc vấn đề cẩn giải đáp, vui lòng liên hệ luật sư tư vấn thông qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn./.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.7 (13 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 894 bài viết