Luật Hình Sự

Lừa đảo khác lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như thế nào?

Cùng là những tội phạm trong chương Các tội xâm phạm sở hữu được quy định trong Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là BLHS), thế nhưng không phải tội phạm nào cũng giống nhau, mà bên trong đó sẽ có sự khác nhau về cách thức mục đích phạm tội. Thế nên, hôm nay chúng ta sẽ phân biệt hai tội điển hình nhất là lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khác nhau những gì?

Hình ảnh Phân biệt lừa đảo với chiếm đoạt tài sản
Phân biệt lừa đảo với chiếm đoạt tài sản

Cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại (Điều 174 BLHS) có thể hiểu là dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác.

Theo đó, cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được xác định:

  • Chủ thể: Theo quy định tại điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì chủ thể của tội phạm là người trên 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
  • Khách thể: Xâm phạm đến quan hệ sở hữu.
  • Mặt khách quan: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của một người bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác.
  • Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

Đối với những trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc rất lớn có giá trị hàng chục triệu đồng trở lên, thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản vẫn bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, là phạm tội trong trường hợp phạm tội chưa đạt hoặc chuẩn bị phạm tội tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Mặt chủ quan: Người phạm tội cố ý thực hiện hành vi phạm tội.


Cấu thành tội phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Hình ảnh Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 BLHS có thể hiểu là lợi dụng lòng tin của người khác để chiếm đoạt tài sản.

  • Chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định, phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều này thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi.
    Ngoài những điều kiện này, chủ thể còn phải có điều kiện là người đã được chủ tài sản tín nhiệm giao cho khối lượng tài sản nhất định, cơ sở giao tài sản là hợp đồng (Vay, mượn, thuê, trông giữ, bảo quản, hợp đồng vận chuyển).
  • Mặt khách thể: Xâm hại đến quan hệ về tài sản.
  • Mặt khách quan: Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được cấu thành khi thuộc một trong các dấu hiệu sau: Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 4.000.000 đồng trở lên; Gây hậu quả nghiêm trọng; Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt; Đã bị kết án về tội chiếm đoạt và chưa được xóa án tích.

Hành vi khách quan của tội phạm này có những điểm chú ý sau

chiếm đoạt tài sản

Việc chuyển giao tài sản từ người bị hại sang người phạm tội xuất phát từ một hợp đồng hợp pháp như vay, mượn, thuê tài sản; Sau khi đã nhận được tài sản, người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đang do mình quản lý;  Hậu quả của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

  • Mặt chủ quan: lỗi trong trường hợp này được xác định là lỗi cố ý.

Qua phân tích sự khác nhau giữa Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tin nhiệm chiếm đoạt tài sản trên đây, quý vị đã phân biệt được sự khác nhau giữa hai tội danh trên.

Trên đây là bài viết “Lừa đảo khác lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như thế nào”. Trường hợp quý khách hàng có phát sinh bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc đang cần tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến vấn đề trên, xin liên hệ ngay Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 1900 63 63 87  để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.5 (17 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết