Luật Hình Sự

Hướng dẫn thân chủ kêu oan khi bị vi phạm thủ tục tố tụng hình sự

Hướng dẫn thân chủ kêu oan khi bị vi phạm thủ tục tố tụng là trách nhiệm của mỗi Luật sư khi tham gia bào chữa trong vụ án hình sự. Là người am hiểu pháp luật và có trách nhiệm đảm bảo pháp luật được áp dụng đúng nguyên tắc, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

huong dan than chu keu oan
Nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự

Những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự

Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 đã có những quy định về nguyên tắc khi tiến hành tố tụng của một vụ án hình sự. Những nguyên tắc này chi phối toàn bộ hoạt động tố tụng, đảm bảo công bằng, quyền con người được pháp luật bảo vệ.

Những nguyên này được quy định từ Điều 7 đến Điều 33 của BLTTHS 2015 bao gồm:

  • Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự
  • Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân
  • Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật
  • Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
  • Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân
  • Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân
  • Suy đoán vô tội
  • Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm
  • Xác định sự thật của vụ án
  • Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
  • Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
  • Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự
  • Tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra
  • Trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự
  • Bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
  • Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia
  • Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
  • Tòa án xét xử tập thể
  • Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai
  • Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
  • Chế độ xét xử sơ thẩm, PHÚC THẨM được bảo đảm
  • Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án
  • Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự
  • Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
  • Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự
  • Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
  • Kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự
khieu nai thu tuc to tung hinh su
Thủ tục tố tụng cần được tuyệt đối tuân thủ

Tại Việt Nam, thủ tục tố tụng rất được coi trọng nên khi có sự vi phạm liên quan đến thủ tục tố tụng thì bản án có thể bị hủy để xét xử tại phiên tòa khác theo đúng trình tự thủ tục mà pháp luật quy định.

Thủ tục ở đây bao gồm quá trình điều tra, truy tố, xét xử và các hoạt động khác mà pháp luật tố tụng hình sự quy định. Việc vi phạm thủ tục tố tụng có thể gây nên những bản án oan sai, bỏ lọt tội phạm và gây ảnh hưởng đến niềm tin của công dân đối với pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp 2013: Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, thủ tục tố tụng là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả giải quyết vụ án, thể hiện đúng nguyên tắc “SUY ĐOÁN VÔ TỘI” “trọng chứng hơn trọng hình”.

Hướng dẫn thân chủ kêu oan trong trường hợp bị vi phạm thủ tục tố tụng hình sự

thu tuc keu oan trong vu an hinh su
Kêu oan bản án vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng

Khi có căn cứ cho rằng các cơ quan chức năng, tòa án xét xử, kết tội thân chủ mà vi phạm các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật thì Luật sư có trách nhiệm hướng dẫn thân chủ kêu oan, đảm bảo quyền lợi theo quy định của pháp luật.

Thủ tục kêu oan có thể được thực hiện theo các thủ tục như:

  • Kháng cáo bản án sơ thẩm, yêu cầu xem xét theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm;

Tham khảo: Hướng dẫn làm đơn kháng vụ án hình sự

  • Kháng nghị xét xử theo thủ tục phúc thẩm, tái thẩm;
  • Làm đơn kêu oan gửi các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.

Khi làm đơn kêu oan về việc tòa án vi phạm thủ tục tố tụng hình sự mà vấn tiến hành kết tội, ban hành bản án trái quy định thì chúng ta có thể gửi đơn yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết như Viện kiểm sát, Tòa án, Quốc hội…

Để đảm bảo tính thuyết phục cho việc kêu oan, đính kèm đơn chúng ta nên cung cấp những tài liệu chứng cứ chứng minh cho những vấn đề mà chúng ta đề cập.

Trên đây là bài viết liên quan đến việc tư vấn thủ tục kêu oan khi bị kết tội mà tòa án vi phạm thủ tục tố tụng. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline 1900 63 63 87 để được luật sư tư vấn luật hình sự giải đáp cụ thể và chi tiết./.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.6 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết