Luật Hình Sự

Hoạt động thu thập chứng cứ khi áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Hoạt động thu thập chứng cứ khi áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là việc bí mật thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng bị áp dụng nhằm phục vụ công tác điều tra, khám phá tội phạm. Dưới đây là bài viết quy định về hoạt động thu thập chứng cứ khi áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau:

Hoạt động thu thập chứng cứ khi áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

>>> Xem thêm: Thủ tục và các biện pháp thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự

Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Theo điều 223 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015) thì:

  • Thời điểm được bắt đầu áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là sau khi khởi tố vụ án.
  • Trong quá trình điều tra, các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt bao gồm: Ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử.
Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

>>> Xem thêm: Thủ tục thực nghiệm điều tra và vai trò của luật trong quá trình thực nghiệm điều tra

Trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Theo điều 224 BLTTHS 2015, trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt bao gồm các nhóm tội danh: Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng, khủng bố, rửa tiền, tội phạm khác có tổ chức thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng.

Thẩm quyền, trách nhiệm quyết định và thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

>>> Xem thêm: Thẩm quyền thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự

Theo điều 225 BLTTHS 2015 quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quyết định và thi hành quyết định như sau:

Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.

Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực thụ lý, điều tra thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp huyện, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự khu vực đề nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu xem xét, quyết định áp dụng.

Trách nhiệm giám sát của người có thẩm quyền

Thủ trưởng CQĐT đã ra quyết định áp dụng có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ việc áp dụng biện pháp này, kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ nếu xét thấy không còn cần thiết; Cơ quan chuyên trách trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân theo quy định của pháp luật có trách nhiệm thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền và người thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải giữ bí mật.

Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn. Trường hợp phức tạp có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của BLTTHS 2015.

Chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, nếu xét thấy cần gia hạn thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem xét, quyết định việc gia hạn.

Sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Theo điều 227 BLTTHS 2015 thì: Các thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được sử dụng vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự và có thể dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án. Thông tin, tài liệu không liên quan phải tiêu hủy kịp thời. Nghiêm cấm sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được vào mục đích khác.

Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Theo điều 228 BLTTHS 2015, phải kịp thời hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt khi Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định đó thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có đề nghị bằng văn bản của Thủ trưởng Cơ quan điều tra có thẩm quyền;
  • Có vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt;
  • Không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.

>>> Xem thêm: Thủ tục và các biện pháp thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn của chúng tôi về Hoạt động thu thập chứng cứ khi áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Hy vọng bài viết có thể giúp ích, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần Tư vấn Tố tụng hình sự hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 63 63 87. Luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Xin cảm ơn.

4.6 (19 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 895 bài viết