Luật Hình Sự

Gia Đình Có Công Với Cách Mạng Có Phải Là Tình Tiết Giảm Nhẹ Trong Vụ Án Hình Sự?

Chúng ta thường thấy trong thực tế, những gia đình có công với cách mạng sẽ được hưởng nhiều ưu tiên hơn so với người bình thường.  Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi họ có sự đóng góp cho nền hòa bình của đất nước, sự bình yên của nhân dân. Nhưng trong vụ án hình sự thì gia đình có công với cách mạng có phải là tình tiết giảm nhẹ hay không? Chúng tôi sẽ đề cập vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Hiểu như thế nào là người có công với cách mạng
Hiểu như thế nào là người có công với cách mạng?

Hiểu như thế nào là người có công với cách mạng?

Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 liệt kê rõ những chủ thể sau đây là người có công với cách mạng:

  • Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
  • Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
  • Liệt sĩ;
  • Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
  • Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
  • Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
  • Bệnh binh;
  • Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
  • Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
  • Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
  • Người có công giúp đỡ cách mạng.

Gia đình có công với cách mạng có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong vụ án hình sự?

Theo quy định tại điểm x khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là: Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

Tại điểm c Mục 5 01/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn Bộ luật hình sự năm 1999 (vẫn còn hiệu lực) cũng có quy định:

Khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án”. Theo các văn bản hướng dẫn trước đây của Toà án nhân dân tối cao và của Toà án nhân dân tối cao với các cơ quan hữu quan khác cũng như thực tiễn xét xử trong thời gian qua, thì các tình tiết sau đây được coi là các tình tiết giảm nhẹ khác:

  • Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước:
  • Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sỹ;

Như vậy, gia đình có công với cách mạng sẽ được xem là một trong những tình tiết giảm nhẹ trong vụ án hình sự.

Gia đình có công với cách mạng
Gia đình có công với cách mạng

Ý nghĩa của tình tiết giảm nhẹ gia đình có công với cách mạng

Về bản chất, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những biểu hiện về các điều kiện, hoàn cảnh, tình huống có ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm, qua đó phản ánh mức độ nguy hiểm ít hơn của hành vi phạm tội và là cơ sở để người phạm tội có thể chịu trách nhiệm hình sự ở mức thấp hơn. Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định trong BLHS, trong các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hoặc do Toà án cân nhắc, xem xét quyết định trong quá trình xét xử các vụ án cụ thể, phản ánh chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước đối với người phạm tội.

Nhưng trên thực tế không phải ai cũng đồng ý với quy định này của BLHS. Bởi họ cho rằng, trường hợp bị cáo có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tôn vinh được hưởng tình tiết giảm nhẹ là không thật sự hợp lý. Vì những người có công với đất nước đã được Nhà nước đãi ngộ, tôn vinh. Nên việc tiếp tục đãi ngộ cho người thân thích của họ thì sẽ gây ra sự bất công bằng cho những người còn lại. Họ còn cho rằng, vốn dĩ được sinh trưởng và phát triển trong một sự giáo dục phát triển, có nhận thức tốt mà lại phạm tội thì phải cần có biện pháp răn đe thích đáng.

>>>Xem thêm: Quy định áp dụng khi vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng

Trên đây là toàn bộ bài tư vấn về chủ đề: Gia Đình Có Công Với Cách Mạng Có Phải Là Tình Tiết Giảm Nhẹ Trong Vụ Án Hình Sự. Nếu quý khách hàng có thắc mắc hoặc cần TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 1900 63 63 87 để được tư vấn.

4.6 (20 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết