Gia đình bị hại có đơn bãi nại thì người gây tai nạn giao thông có phải đi tù không? Ý nghĩa và tính pháp lý của đơn bãi nại như thế nào? Việc có đơn bãi nại khi gây tai nạn giao thông làm chết người thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Bài viết sau đây sẽ tư vấn cho các bạn biết những vấn đề pháp lý cần thiết về gia đình bị hại có đơn bãi nại thì người gây tai nạn giao thông có phải đi tù không?
Có đơn bãi nại thì người gây tại nạn giao thông có phải đi tù không
>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết vụ việc tai nạn giao thông
Mục Lục
Tính pháp lý của đơn bãi nại
Đơn bãi nại không phải là một thuật ngữ pháp lý, đây là khái niệm để chỉ loại đơn của người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại là người dưới 18 tuổi, người bị hại có nhược điểm về tâm thần hoăc thể chất hoặc người bị hại đã chết, có nội dung rút lại yêu cầu khởi kiện vụ án hình sự, nghĩa là không còn tiếp tục thưa kiện nữa. Vậy nên, có thể hiểu làm đơn bãi nại là quyền của người bị hại hay người đại diện của họ, việc rút lại yêu cầu khởi kiện này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: nếu vụ án được điều tra, làm rõ thì có thể ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm hoặc các lợi ích kinh tế của người bị hại hoặc hai bên tự dàn xếp, giải quyết được hậu quả…
Việc rút yêu cầu khởi một cách hoàn toàn tự nguyện, không có dấu hiệu của ép buộc hay cưỡng bức sẽ dẫn đến việc đình chỉ vụ án ở mọi giai đoạn của quá trình tố tụng của một vụ án hình sự, nghĩa là bên gây thiệt hại ( người đang bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc những người có liên quan khác trong vụ án) sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải hiểu rằng, đơn bãi nại chỉ có thể đình chỉ những vụ án chỉ có thể được khởi tố dựa trên yêu cầu của người bị hại mà thôi.
Người gây tai nạn giao thông có bị truy cứu hình sự khi bị hại có đơn bãi nại?
Danh sách những tội danh chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện của họ theo quy định của (Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017) bao gồm:
- Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
- Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
- Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
- Điều 141.Tội hiếp dâm
- Điều 143. Tội cưỡng dâm
- Điều 155. Tội làm nhục người khác
- Điều 156. Tội vu khống
- Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Gây tai nạn giao thông làm chết người là hành vi vi phạm điểm a khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Do đó, dù có đơn bãi nại thì hành vi này vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Dấu hiệu phạm tội của hành vi gây tai nạn giao thông
Khách thể của tội phạm: Tội phạm này xâm phạm vào những quy định của nhà nước về an toàn giao thông đường bộ, là những quy định nhằm đảm bảo an toàn giao thông vận tải, đảm bảo cho hoạt động giao thông vận tải đường bộ được thông suốt, được tiến hành bình thường, bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe của công dân, bảo vệ tài sản của nhà nước, của các tổ chức và tài sản của công dân.
Mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm được thể hiện ở hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về an toàn giao thông vận tải đường bộ. Phương tiện giao thông đường bộ gồm các loại xe có động cơ: xe hơi, xe máy kéo, tàu điện bánh hơi, xe gắn máy và các loại xe chuyên dùng khác.
Dấu hiện phạm tội của hành vi gây tai nạn giao thông
>> Xem thêm: Gây tai nạn giao thông có được rời khỏi hiện trường?
Hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đường bộ rất đa dạng, khi xem xét hành vi phạm tội cần nghiên cứu những quy định cụ thể của nhà nước về an toàn giao thông đường bộ.
Làm chết người là một trong các điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ.
Người gây tai nạn giao thông có những trách nhiệm nào?
Theo khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì người gây tai nạn giao thông trong trường hợp này sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Người gây tai nạn giao thông có những trách nhiệm nào?
>> Xem thêm: Mức phạt đối với hành vi uống rượu bia gây tai nạn giao thông
Các tình tiết giảm nhẹ có thể được áp dụng
Mặc dù có đơn bãi nại từ phía gia đình bị hại nhưng người gây tai nạn giao thông trong trường hợp này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp có việc rút đơn của gia đình người bị hại (hoặc có đơn xin giảm nhẹ của gia đình bị hại) chỉ là tình tiết để giảm nhẹ mức độ hình phạt chứ không thể là căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự.
Trên đây là bài viết tư vấn các quy định về Gây tai nạn giao thông có bị truy cứu hình sự khi bị hại có đơn bãi nại? Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.