Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung 2017) quy định “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, được thực hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia. Tuy nhiên không phải cứ có nhiều người tham gia đã coi là đồng phạm, mà nhiều người đó phải cố ý cùng thực hiện 1 tội phạm.
Các đồng phạm bị xét xử trong vụ án hình sự tại Tòa
Các dấu hiệu đồng phạm bao gồm?
a. Dấu hiệu khách quan
Đồng phạm đòi hỏi phải có ít nhất 2 người trở lên, 2 người này đều phải có đủ điều kiện của chủ thể phạm tội. Là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự là người mà khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất gây nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi đó.
Dấu hiệu chủ thể đặc biệt không đòi hỏi phải có tất cả ở những người ở đồng phạm mà chỉ đòi hỏi ở một loại người đồng phạm đó là người thực hành.
Những người này phải cùng nhau thực hiện tội phạm một cách cố ý. Cùng thực hiện tội phạm có nghĩa là cùng nhau thực hiện một trong bốn hành vi sau đây:
- Hành vi thực hiện tội phạm (người thực hành)
- Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm (người tổ chức)
- Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm (người xúi giục)
- Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm (người giúp sức)
Hành vi của những người tham gia phải có sự liên kết thống nhất với nhau mới được coi là đồng phạm, biểu hiện qua: Hành vi của người này phải là tiền đề cho hành vi của người khác; Hành vi của mỗi người phải có mối quan hệ nhân quả với việc thực hiện tội phạm chung và hậu quả của tội phạm chung đó.
b. Dấu hiệu chủ quan
Tất cả những người tham gia đều có lỗi cố ý, cùng mục đích phạm tội.
- Tất cả những người tham gia đều có lỗi
Về mặt lý trí: mỗi người đều biết hành vi của mình gây ra nguy hiểm cho xã hội và hành vi của những người thực hiện khác cũng gây nguy hiểm cho xã hội cùng mình. Nếu chỉ biết mình có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà không biết hành vi của người cùng thực hiện cũng gây nguy hiểm cho xã hội giống mình thì chưa thỏa mãn dấu hiệu có lỗi trong đồng phạm. Mỗi người đồng phạm còn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như tội phạm chung mà họ cùng thực hiện.
Về mặt ý chí: mong muốn có hoạt động chung, mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh.
- Về động cơ, mục đích phạm tội:
Nếu mục đích là dấu hiệu bắt buộc thì chỉ khi đồng phạm cùng mục đích hay chấp nhận mục đích của nhau thì mới là đồng phạm. Nếu không thỏa mãn dấu hiệu cùng mục đích sẽ không có đồng phạm, trong trường hợp này những người tham gia sẽ chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) độc lập.
Nếu mục đích không là dấu hiệu bắt buộc thì không cần đặt ra có cùng mục đích hay không.
Xác định đồng phạm
Việc xác định đồng phạm trong vụ án hình sự nhằm mục đích gì?
Xác định đồng phạm nhằm phục vụ cho những mục đích sau:
- Là cơ sở lý luận để định tội
- Là cơ sở để phân biệt được đồng phạm với các trường hợp không phải là đồng phạm.
- Là căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm.
Trên đây là nội dung tư vấn về đồng phạm trong vụ án hình sự là gì nhằm mục đích xác định, áp dụng trách nhiệm hình sự phù hợp. Trường hợp trong nội dung hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng thông qua hotline 1900 63 63 87.
Lưu ý: nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc góp ý vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.
Cho e hỏi tôi đồng phạm an trộm xe máy của người khác thì xử ntn tu lâu không ah
Chào bạn Ngô thị hiển, cảm ơn bạn đã gởi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
Để xác định hình phạt đối với đồng phạm tội trộm cắp xe máy, cần xác định dựa trên nhiều yếu tố như: vai trò của đồng phạm trong vụ trộm trên là gì (người thực hành/người tổ chức/người giúp sức/người xúi giục), tính chất nguy hiểm của hành vi của người đồng phạm đến đâu, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (nếu có), giá trị tài sản trộm cắp (Đối với tội trộm cắp tài sản, cơ sở để xác định hình phạt phụ thuộc vào giá trị tài sản trộm cắp)…
Theo Điều 173 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội trộm cắp tài sản như sau:
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Vì thông tin bạn cung cấp không đầy đủ nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể hơn. Chúng tôi xin cung cấp cho bạn một số thông tin như trên để bạn có thể tham khảo.
Trong trường hợp cần được tư vấn thêm xin hãy liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời.
Cho em hỏi ạ. Em trai của bạn em bị A chém đứt lìa cánh tay.. khi bạn em đi thăm em trai cùng anh B.. thì bạn e và anh B đã kích động, rủ nhau đi tìm anh A để dằn mặt thôi.. nhưng trong quá trình đuổi theo, anh A đang đi cùng anh C. Bạn em đuổi theo anh C nhưng chưa làm gì tổn hại đến anh C, anh C chạy thoát.. còn anh B thì đã đuổi theo anh A và đâm anh A, anh A gục tại chỗ và chết trong bệnh viện.. sau đó bạn em và anh B đã đi đầu thú. Trường hợp bạn em như vậy sẽ bị xử phạt thế nào ạ. Bạn e chỉ muốn cảnh cáo thôi do nóng giận, nhưng đi cùng anh B, anh B đã giết người. Xin cho em biết mức phạt của bạn em ạ. Em hiện rất lo cho bạn em vì 1 phút kích động do thấy em trai mình bị chặt lìa tay mà giờ phải ra nông nỗi vậy. Em cảm ơn
Chào bạn Hồ Hoàng Kim, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn của bạn là đồng phạm trong vụ án trên. Dù không trực tiếp gây ra cái chết cho B nhưng hành vi của bạn của bạn là đã đuổi theo C, điều này giúp cho việc B xử lý A trở nên dễ dàng hơn. Theo quy định tại Điều 123 BLHS tội giết người được quy định như sau:
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Tuy vào các tình tiết giảm nhẹ của bạn của bạn (nhân thân tốt, chủ động khai báo,….) Tòa án sẽ quyết định hình bạn cho bạn của bạn. Hành vi của bạn của bạn không mang tính chất nghiêm trọng nên mức phạt sẽ nhẹ hơn so với B.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp còn vướng mắc, xin hãy liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời