Luật Hình Sự

Cướp và cướp giật khác nhau như thế nào? Tội nào nặng hơn?

Có những người chăm chỉ làm lụng, vất vả kiếm được đồng tiền thì bên cạnh đó, trong xã hội luôn tồn tại thái cực còn lại, đó là những kẻ cướp trên mồ hôi công sức người khác. Có nhiều hình thức xâm phạm đến tài sản người khác. Và đáng nói nhất là cướp và cướp giật. Vậy hai tội này khác nhau điểm gì và tội nào nặng hơn?

Phân biệt hành vi cướp và cướp giật

Cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản

Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sau đây gọi tắt BLHS) quy định về tội cướp tài sản thì có thể được hiểu như sau: Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

  1. Về chủ thể của tội phạm: Người phạm tội cướp tài sản là người đủ từ 14 tuổi trở lên và khi thực hiện hành vi phạm tội có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
  2. Về khách thể: Khách thể của tội phạm bao gồm quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân. Khách thể bị xâm phạm trước là quan hệ nhân thân rồi qua đó là quan hệ tài sản. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của tội cướp tài sản.
  3. Về mặt khách quan:
  • Hành vi dùng vũ lực là hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, tác động vào cơ thể của nạn nhân. Hành vi dùng vũ lực có thể làm cho nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại đến sức khoẻ hoặc bị chết, nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể.
  • Hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe doạ người bị hại nếu không đưa tài sản thì dùng vũ lực.
  • Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được là hành vi không dùng vũ lực, cũng không đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng lại làm cho người bị tấn công lâm vào trạng thái không thể chống cự.

4. Về mặt chủ quan:

  • Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý;
  • Mục đích của người phạm tội là chiếm đoạt tài sản.

Cấu thành tội phạm của tội cướp giật tài sản

                               Quy định của pháp luật về tội cướp giật tài sản

Cấu thành tội cướp giật tài sản:

Tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 171 BLHS 2015, có thể hiểu là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác một cách nhanh chóng và bất ngờ rồi tẩu thoát để tránh sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
  • Thứ nhất, về chủ thể:

Người phạm tội cướp tài sản là người đủ từ 14 tuổi trở lên và khi thực hiện hành vi phạm tội có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

  • Thứ hai, về khách thể:

Trong tội cướp giật tài sản khách thể trực tiếp bị xâm hại là quan hệ sở hữu về tài sản mà đối tượng tác động là những tài sản nhỏ, gọn, dễ lấy được do tính chất của hành vi là chiếm đoạt tài sản nhanh chóng.

  • Thứ ba, về mặt khách quan:

Đối với tội cướp giật tài sản, dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm chính là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng.
Hành vi công khai có nghĩa là người phạm tội không có ý thức che giấu hành vi phạm tội của mình và khi thực hiện việc chiếm đoạt cho phép chủ tài sản biết ngay có hành vi chiếm đoạt xảy ra. Hành vi chiếm đoạt thông thường là: giật lấy, đoạt lấy…
Chiếm đoạt nhanh chóng nghĩa là người phạm tội lợi dụng sơ hở của chủ tài sản hoặc phạm tội chủ động tạo ra sơ hở rồi nhanh chóng tiếp cận, chiếm đoạt và tức tốc tẩu thoát.

  • Cuối cùng, về mặt chủ quan:

Đối với tội cướp giật tài sản, mặt chủ quan bao gồm dấu hiệu lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Trong đó lỗi của người phạm tội cướp giật tài sản là lỗi cố ý. Động cơ của tội cướp giật tài sản được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách cố ý. Mục tiêu đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.

Kết luận

Hình phạt tội cướp và cướp giật tài sản
  • Tội cướp tài sản: Có 3 dạng hành vi khách quan sau:

Dùng vũ lực: là dùng sức mạnh vật lý tấn công người giữ tài sản, người quản lý tài sản hoặc bất kỳ người nào khác ngăn cản việc chiếm đoạt của người phạm tội nhằm ngăn sự phản kháng của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản.

Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là đe dọa dùng tức khắc sức mạnh vật lý được thể hiện bằng lời nói, cử chỉ hành động đe dọa sẽ tấn công người quản lý tài sản hoặc những người khác nếu không đáp ứng yêu cầu hoặc có ý định ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.

Hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được: hành vi này tuy không phải là hành vi dùng vũ lực nhưng có khả năng làm cho người bị tấn công không thể ngăn cản được việc chiếm đoạt.

  • Tội cướp giật tài sản: Khác với tội cướp tài sản, người thực hiện hành vi cướp giật tài sản không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc dùng hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được mà lợi dụng sơ hở của người giữ tài sản hoặc có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản đang rồi tẩu thoát nhanh lẹ.

Hành vi chiếm đoạt ở tội cướp giật tài sản có hai dấu hiệu để phân biệt với tội cướp tài sản, đó là tính công khai của hành vi và không sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc những hành vi khác khiến nạn nhân lâm vào tình trạng không thể kháng cự được.

Khách thể của hai tội phạm:

  • Tội cướp tài sản: Xâm phạm quyền sở hữu tài sản và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe.
  • Tội cướp giật tài sản: Xâm phạm quyền sở hữu tài sản nhưng có thể có hoặc không xâm phạm quyền được bảo vệ tính mạng sức khỏe.

Cả hai tội phạm đều là những tội phạm được xem là nguy hiểm cho xã hội, tùy thuộc định khung hình phạt mà xem xét tội nào sẽ nặng hơn.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết: “Cướp khác cướp giật thế nào, tội nào nặng hơn”. Trường hợp các bạn cần được tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 63 63 87 để được Luật sư Hình sự hỗ trợ.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo.Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.   

4.6 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 923 bài viết