Luật Hình Sự

Có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo tại phiên tòa hình sự phúc thẩm?

Có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo tại phiên tòa hình sự phúc thẩm thì có không ít người thắc mắc về vấn đề kháng cáo trong tố tụng hình sự cũng như việc thay đổi, bổ sung kháng cáo có được thực hiện tại phiên tòa xét xử phúc thẩm hay không? Bài viết sau đây sẽ tư vấn cho các bạn biết những vấn đề pháp lý cần thiết về quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo trong tố tụng hình sự.

quyền thay đổi bổ sung kháng cáo

Quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo tại phiên tòa hình sự phúc thẩm

Quy định về quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo vụ án hình sự

Căn cứ khoản 1 Điều 342 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo vụ án hình sự:

Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo; Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.

Chủ thể có quyền kháng cáo

Theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quyền kháng cáo có thể được thực hiện bởi các chủ thể sau:

  • Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
  • Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
  • Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
  • Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

chủ thể có quyền kháng cáo

Chủ thể có quyền kháng cáo

Phạm vi kháng cáo

Phạm vi kháng cáo là giới hạn nội dung mà người kháng cáo được yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án hoặc xem xét lại quyết định để bảo vệ quyền lợi cho mình, cho người mình bào chữa, bảo vệ hoặc đại diện. Phạm vi kháng cáo được quy định song song cùng với quyền kháng cáo tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 nêu trên.

Ngoài ra, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị.

Thời điểm được thay đổi, bổ sung kháng cáo

Trước phiên tòa phúc thẩm: người kháng cáo lập văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát, bị cáo và những người có liên quan đến kháng cáo biết về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo này.

Tại phiên tòa phúc thẩm: Chủ toạ phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo.

Căn cứ: Điều 342 BLTTHS 2015

Chủ thể có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo tại phiên tòa hình sự phúc thẩm

  • Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
  • Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
  • Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
  • Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

Căn cứ: Điều 331 BLTTHS 2015

Điều kiện thay đổi, bổ sung kháng cáo tại phiên tòa hình sự phúc thẩm

Việc thay đổi, bổ sung kháng cáo trước phiên tòa cũng như tại phiên tòa hình sự phúc thẩm vừa phải trong phạm vi kháng cáo đã phân tích ở trên, vừa phải đáp ứng điều kiện không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.

Thẩm quyền Hội đồng xét xử phúc thẩm trong việc thay đổi, bổ sung kháng cáo

Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền không chấp nhận kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm trước đó.

Mặt khác, sau xem xét đơn kháng cáo cũng như tiến hành quá trình xét xử tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:

  • Sửa bản án sơ thẩm (chấp nhận một phần hoặc toàn bộ kháng cáo)
  • Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại
  • Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án
  • Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm

thẩm quyền hội đồng xét xử phúc thẩm

Hội đồng xét xử phúc thẩm

Trên đây là bài viết về quyền kháng cáo cũng như quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo tại phiên tòa hình sự phúc thẩm Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ Tư Vấn Pháp Luật Hình Sự, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.5 (12 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết