Luật Hình Sự

Chứng cứ trong vụ án dân sự có phải nộp lúc nào cũng được xem xét?

Chứng cứ trong vụ án dân sự có phải lúc nào cũng được xem xét là câu hỏi được đặt ra trong quá trình thực hiện việc giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án xem xét giải quyết vụ việc. Trường hợp đương sự nộp chứng cứ không trong thời hạn quy định thì phải chứng minh mình có lý do chính đáng.

Thời điểm nộp chứng cứ trong vụ án dân sự

Giao nộp chứng cứ trong vụ án dân sự

Chủ thể có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ là những người có yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc dân sự.

Sở dĩ nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự bởi xuất phát từ nguyên tắc “quyền tự định đoạt của đương sự” và nguyên tắc “cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự” quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.

Theo đó, để Toà án có cơ sở thụ lý thì người có đơn yêu cầu, khởi kiện phải cung cấp cho Toà án các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp .

Thời điểm cung cấp chứng cứ

Thời điểm giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán quy định

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, sau khi Toà án thụ lý vụ việc dân sự, các đương sự có quyền tiếp tục cung cấp bổ sung chứng cứ. Từ đó Toà án sẽ căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Toà án thu thập theo quy định của Điều 97 BLTTDS để giải quyết vụ việc dân sự.

  • Giai đoạn sơ thẩm (khỏan 4 Điều 96 BLTTDS 2015): thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử để bảo đảm cho vụ án của Toà án không bị kéo dài và đảm bảo nguyên tắc tranh tụng, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
  • Giai đoạn phúc thẩm: việc cung cấp chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được quy định tại Điều 287 BLTTDS 2015.
  • Giai đoạn giám đốc thẩm/ tái thẩm: việc bổ sung, xác minh tài liệu, chứng cứ được quy định tại khoản 1 Điều 330 BLTTDS 2015 nếu tài liệu, chứng cứ đó chưa được Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.

Có phải chứng cứ nộp khi nào cũng được xem xét?

Nghĩa vụ chứng minh trong vụ án dân sự thuộc về đương sự

Như đã phân tích ở trên, pháp luật đã quy định khá cụ thể về thời hạn giao nộp tài liệu chứng cứ là do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm.

  • Nếu sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, đương sự mới nộp chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp (trước đó đã không giao nộp được vì có lý do chính đáng) thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó.
  • Đối với chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.

Vậy không phải chứng cứ trong vụ án dân sự nộp lúc nào cũng được xem xét. Việc giao nộp phải được đảm bảo trong thời hạn giao nộp chứng cứ.

Trường hợp không thể giao nộp cúng hạn thì phải chứng minh việc giao nộp trễ thời gian quy định là có lý do chính đáng. Trong đó lý do chính đáng được hiểu là các sự kiện xảy ra một cách khách quan, không lường trước được (thường là sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan).

  • Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
  • Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

Trên đây là bài viết tư vấn việc giao nộp chứng cứ trong vụ án dân sự. Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn pháp lý, xin vui lòng gọi ngay qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn./.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

5 (11 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết