Luật Hình Sự

Chống Người Thi Hành Công Vụ Thì Bị Phạt Tù Bao Nhiêu Năm?

Hành vi chống người thi hành công vụ sẽ bị xử phạt như thế nào? Một hành vi được coi là chống người thi hành công vụ được quy định cụ thể trong luật hình sự và các văn bản hướng dẫn về tội danh này ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Chống người thi hành công vụ thì bị phạt tù bao nhiêu năm?

>>Xem thêm:Mức xử phạt tội giết người đang thi hành công vụ

1.   Thế nào là chống người thi hành công vụ?

Chống người thi hành công vụ, được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Chống người thi hành công vụ bị xử phạt theo 02 hình thức sau đây:

  • XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH;
  • Xử lý hình sự.

Xử phạt hành chính:

Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 73/2010/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội đối với hành vi cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt

Mức phạt này có thể là phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Cản trở, không chấp hành “yêu cầu của người thi hành công vụ”;
  • Hoặc có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh dự;
  • Hoặc chống lại người thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

Xử lý hình sự:

Nếu như đủ yếu tố cấu thành tội chống người thi hành công vụ người phạm tội sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự như sau:

  • Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ;
  • hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, THÌ BỊ PHẠT cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Mức phạt tù có thể tăng nặng mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu như phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
  • Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.
Chống người thi hành công vụ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.   Hành vi chống người thi hành công vụ.

Hành vi cấu thành tội chống người thi hành công vụ.

Theo đó, để cấu thành nên tội này thì người phạm tội phải thực hiện một trong các hành vi sau:

  • Hành vi dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh vật chất tấn công có thể làm cho người thi hành công vụ bị thương, bị tổn hại đến sức khoẻ hoặc chưa gây ra thương tích đáng kể nhằm mục đích cản trở người thi hành công vụ.
  • Hành vi đe doạ dùng vũ lực đó là hành vi dùng lời nói hoặc hành động để uy hiếp tinh thần người thi hành công vụ.
  • Hành vi dung thủ đoạn khác theo quy định của pháp luật hiện hành thì chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể hoặc quy định dẫn chiếu về các hành vi dùng thủ đoạn khác là bao gồm những hành vi nào.
  • Để cấu thành nên tội chống người thi hành công vụ ngoài các hành vi đã nêu trên đây thì người chống người thi hành công vụ phải biết và nhận thức rõ được hành vi của mình là nhằm mục đích cản trở người thi hành công vụ.

Vì vậy, có thể xét thấy rằng, hâu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong các hành vi khách quan nêu trên là tội phạm đã hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện các hành vi ấy.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất cung cấp cho bạn đọc về vấn đề chống người thi hành công vụ. Trong trường hợp cần tư vấn hoặc có thắc mắc gì liên quan đến vấn đề này cần tư vấn, xin bạn đọc hãy liên hệ với Luật sư Phan Mạnh Thăng theo số hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn tận tình. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.8 (11 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 923 bài viết