Luật Hình Sự

Các tình tiết định tội danh tham ô tài sản trong doanh nghiệp

Tội tham ô tài sản trong doanh nghiệp ngày nay đang ngày một gia tăng nhanh chóng gây ảnh hưởng trực tiếp đến từng đơn vị doanh nghiệp. Để có thể giải quyết vấn đề này chúng ta cần hiểu rõ các tình tiết định tội danh tham ô tài sản trong doanh nghiệp là như thế nào để từ đó chấm dứt tình trạng này. Sau đây chuyên tư vấn luật sẽ giải đáp vấn đề này ngay bên dưới.  

Chủ thể của tội tham ô tài sản trong doanh nghiệp

Tham ô trong doanh nghiệp

Tham ô trong doanh nghiệp

Theo Điều 12 và Điều 21 và 353 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) – BLHS chủ thể của tội tham ô tài sản trong doanh nghiệp là những người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Dấu hiệu thuộc về chủ thể là dấu hiệu quan trọng để xác định hành vi phạm tội.

Chủ thể của tội tham ô tài sản cần phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ về độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự.

Hành vi thực hiện tội phạm.

Hành vi thực hiện tội tham ô được quy định tại Điều 353 BLHS 2015. Hành vi tham ô tài sản là hành vi tác động đến tài sản của doanh nghiệp mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý, là những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp này suy yếu, mất uy tín. Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp nhằm mục đích tư lợi cá nhân.

Hành vi khách quan của tội phạm tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội quản lý. Hành vi chiếm đoạt tài sản đó liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội, nếu người phạm tội không có chức vụ, quyền hạn thì họ khó hoặc không thể thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản. Chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản một cách dễ dàng.

Yếu tố lỗi của người thực hiện hành vi tội phạm.

Lỗi trong xác định trách nhiệm

Lỗi trong xác định trách nhiệm

Lỗi là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản ánh chủ thể đã lựa chọn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có đủ điều kiện lựa chọn hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Yếu tố lỗi được xác định theo pháp luật hình sự khi hội tụ đủ 02 điều kiện: không mắc bệnh tâm thần, các bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đạt độ tuổi theo quy định hiện hành.

Lỗi cố ý trực tiếp: là lỗi của người khi thực hiện hành vi tham ô đã nhận thức rõ hành vi của mình là sai trái, thấy trước được hậu quả của  hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Lỗi cố ý gián tiếp: là lỗi của người thực hiện hành vi tham ô đã nhận thức rõ hành vi của mình là sai trái, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và không mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Lỗi vô ý vì quá tự tin: là lỗi của người thực hiện hành vi tham ô đã nhận thức rõ hành vi của mình là sai trái, thấy trước được hậu quả của hành vi đó nhưng lại cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được nên vẫn thực hiện hành vi đó.

Lỗi vô ý do cẩu thả: là lỗi của người thực hiện hành vi tham ô không thấy được hậu quả của việc phạm tội.

Đối với tội danh tham ô trong doanh nghiệp, cá nhân đã gây ra lỗi cố ý trực tiếp vì dù nhận thức rõ hành vi của bản thân là sai trái, vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp và thấy trước được hậu quả của hành vi đó tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra (Điều 10 BLHS 2015).

>>>Xem thêm: Chính sách khoan hồng và điều kiện để doanh nghiệp được hưởng khoan hồng theo Luật cạnh tranh 2018

Yếu tố giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

Chiếm đoạt được hiểu là hành vi cố ý dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản, quyền tài sản đang thuộc quản lý của chủ thể thành tài sản của mình.

Khi xác định yếu tố giá trị tài sản người phạm tội chiếm đoạt để làm căn cứ xác định trách nhiệm hình sự cần chú ý: Người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự với những tài sản mà thực tế bản thân đã chiếm đoạt. Số tiền, tài sản dùng để xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội phải là số tiền họ đã, đang chiếm của Nhà nước, của người khác. Đối với những khoản tiền như tiền lãi trong các hợp đồng tín dụng, những khoản tiền người có trách nhiệm trong tổ chức kinh tế làm thất thoát, làm thua lỗ… thì không xác định là tài sản bị chiếm đoạt. Tuy nhiên, nếu người phạm tội có lỗi, vi phạm các hợp đồng, thỏa thuận, vi phạm các hợp đồng về quản lý kinh tế thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường số tài sản này. Theo quy định của pháp luật Dân sự… Về nguyên tắc thì họ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do họ gây ra.

Quy định hình phạt về tội phạm tham ô tài sản trong doanh nghiệp.

Vi phạm về tội tham ô tài sản trong doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính hoặc phạt hình sự.

Trường hợp tham ô dưới 2 triệu đồng sẽ bị xử phạt hành chính theo Điểm c Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Nếu hành vi tham ô chiếm đoạt số tiền trên 2 triệu đồng thì theo quy định của Điều 353 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 có thể bị phạt tù từ 02 đến 07 năm, từ 07 đến 15 năm hoặc từ 15 đến 20 năm tùy từng trường hợp luật đã quy định cụ thể.

Ngoài ra, theo Điều 125 Bộ Luật Lao Động 2019 thì người lao động có hành vi tham ô tại nơi làm việc (doanh nghiệp ngoài nhà nước) sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

>>>Xem thêm: Trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự

Phiên tòa xét xử

Phiên tòa xét xử

Trên đây là những chia sẻ của Chuyên tư vấn luật liên quan đến những tình tiết định tội danh tham ô tài sản. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho Quý khách hàng. Trường hợp Quý khách hàng còn có thêm những vướng mắc về thủ tục thì đừng ngần ngại, hãy gọi ngay đến số Hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ tư vấn và hỗ trợ. Cảm ơn quý khách cho chúng tôi có cơ hội được phục vụ quý khách.

4.5 (15 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 895 bài viết