Bị đồng nghiệp bôi nhọ danh dự ở công ty là một hành vi xảy ra khá phổ biến hiện nay. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, đặc biệt là trong môi trường công sở, văn phòng luôn là vấn đề nóng trong xã hội hiện nay. Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi về các quy định của pháp luật về vấn đề này.
Bị đồng nghiệp bôi nhọ danh dự ở công ty
Mục Lục
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm
Hiến pháp năm 2013 – văn bản pháp luật tối cao đối với mọi công dân Việt Namvới quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 34: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”. Khi có thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình, cá nhân có quyền yê cầu Tòa án bác bỏ thông tin đó, yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Quy định về các hình thức bôi nhọ danh dự, nhân phẩm
Ngày nay, thời kỳ công nghệ 4.0 với sự phát triển của internet cũng như các mạng xã hội khiến cho việc lan truyền nhanh chóng, dễ dàng thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ xấu lợi dụng, thực hiện hành vi bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Hình thức thực hiện việc bôi nhọ danh dự, nhân phẩm rất đa dạng và ngày càng có sự thay đổi về cách thức thực hiện, cụ thể một số hành vi bôi nhọ danh dự được thể hiện dưới dạng như:
- Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Đăng tin sai sự thật trên các mạng xã hội cố ý xúc phạm danh dự của người khác.
- Bịa đặt, phát tán thông tin sai dự thật nhằm mục đích bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác.
Xử lý hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm
Xử lý hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm
Xử lý hành chính
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013
/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực anh ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Xử lý hình sự
Điều 155 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định về Tội làm nhục người khác, theo đó, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Xử lý hình sự hành vi làm nhục người khác
Người có hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị PHẠT TÙ từ 03 tháng đến 02 năm nếu có các yếu tố sau:
- Phạm tội 02 lần trở lên
- Đối với 02 người
- Bằng cách lợi dụng chức vụ, quyền hạn
- Thực hiện hành vi đối với người thi hành công vụ
- Thực hiện hành vi đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% dến 60%
Nếu có một trong hai yếu tố sau đay có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
- Làm nạn nhân tự sát
Ngoài các hình phạt chính là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn kể trên, hình phạt bổ sung mà người có hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm có thể phải chịu là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bồi thường thiệt hại
Ngoài số tiền phải nộp do bị xử lý hành chính, người cố ý bôi nhọ danh dự, nhân phẩm phải có trách nhiệm BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI theo quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Bộ luật Dân sự 2015. Người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin sai sự thật xin lỗi, cải chính công khai.
Đặc điểm hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm đồng nghiệp
Môi trường công sở trong các doanh nghiệp, công ty làm phát sinh mối quan hệ đồng nghiệp. Cũng từ đó, mâu thuẫn, xung đột và hiểu lầm xảy ra trong công việc nhiều hơn khiến cho một số người do không làm chủ được suy nghĩ của mình có hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của đồng nghiệp. Hành vi này làm cho các mối quan hệ trong công ty, doanh nghiệp trở nên xấu đi, tác động tiêu cực đến kết quả công việc.
Dựa vào các quy định của pháp luật về bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, những người bị xúc phạm có thể thực hiện quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình để hạn chế hoặc ngăn chặn những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra cả về vật chất và tinh thần. Đồng thời, các quy định của pháp luật cũng góp phần răn đe, hạn chế sai phạm, tội phạm xảy ra trong xã hội.
Thẩm quyền giải quyết hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm trong công ty
Khi bị đồng nghiệp xâm phạm danh dự, nhân phẩm tại công ty, cơ quan, người bị xúc phạm có thể làm đơn tố cáo đến Cơ quan điều tra để trình bày rõ sự việc và yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình.
Với đội ngũ luật sư hình sự chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, Long Phan PMT xin hỗ trợ quý khách hàng trong các công việc sau đây:
- Tư vấn các quy định của pháp luật dân sự, hành chính, hình sự về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm
- Soạn thảo và nộp đơn tố cáo hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm
- Đại diện theo ủy quyền trong việc tham gia tố tụng tại Tòa án
- Là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hoặc bị đơn trong giải quyết vụ án hình sự về Tội làm nhục người khác.
Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về xử lý hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác. Nếu còn có thắc mắc về vấn đề này hoặc các vấn đề pháp lý liên quan đến tội làm nhục người khác hoặc cần luật sư hình sự tư vấn, quý khách hàng có thể gọi ngay tới HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể, rõ ràng và chi tiết hơn. Xin cảm ơn!
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.