Luật Hợp Đồng

Hiệu lực của văn bản được ký bằng chữ ký điện tử

Hiệu lực của văn bản được ký bằng chữ ký điện tử là vấn đề được mọi người quan tâm. Hiện nay, các bên trong giao dịch có khuynh hướng thực hiện việc trao đổi thông tin, ký hợp đồng và lưu trữ thông tin giao dịch dưới dạng điện tử thường xuyên hơn. Hệ quả là việc sử dụng chữ ký điện tử để ký hợp đồng cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Sau đây cùng Chuyên Tư Vấn Luật tìm hiểu về hiệu lực của hợp đồng khi ký kết bằng chữ ký điện tử nhé! Hợp đồng khi ký kết bằng chữ ký điện tử

Hợp đồng khi ký kết bằng chữ ký điện tử

Hiệu lực của hợp đồng khi ký kết bằng chữ ký điện tử

Theo điều 401 Bộ luật dân sự 2015 hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định đối với loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Đối với hình thức giao kết hợp đồng bằng văn bản, khoản 4 Điều 400 BLDS 2015 quy định, thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản. Như vậy, Bộ luật dân sự 2015 không yêu cầu chữ ký phải là chữ ký sống hay cấm việc sử dụng chữ ký điện tử. Bộ luật dân sự 2015 cũng công nhận “hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản” và công nhận giao dịch thông qua phương tiện điện tử. 

Vì vậy, việc ký kết hợp đồng bằng chữ ký điện từ là phù hợp với quy định pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện chỉ mới công nhận hiệu lực của các hợp đồng được lập bằng hình thức điện tử và được ký bằng chữ ký số. Pháp luật chưa quy định rõ giá trị pháp lý của chữ ký scan và chữ ký hình ảnh cho nên hợp đồng được ký bằng chữ ký scan và chữ ký hình ảnh không đương nhiên có hiệu lực.

>>>Xem thêm:  Chi nhánh có được cấp con dấu riêng

Quy định pháp luật về chữ ký điện tử

Điều kiện để bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử

Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 22 Luật giao dịch điện tử 2005:

  • Thứ nhất, dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ dùng duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;
  • Thứ hai, dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;
  • Thứ ba, mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;
  • Thứ tư, mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.

Điều kiện đảm bảo an toàn

Điều kiện đảm bảo an toàn

Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Trường hợp 1: Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử với vai trò là chữ ký Quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật giao dịch điện tử 2005, trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì văn bản sẽ có hiệu lực khi ký bằng chữ ký điện tử nếu chữ ký điện tử được sử dụng đáp ứng điều kiện sau:

>>>Xem thêm:  Thủ tục kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án

  • Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;
  • Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.

Trường hợp 2: Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử với vai trò là con dấu Quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật giao dịch điện tử 2005, trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì văn bản sẽ được xem là có hiệu lực nếu chữ ký điện tử ( đại diện con dấu) đã được chứng thực và đáp ứng các điều kiện về điều kiện để bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử.

Quy định pháp luật về chữ ký số

Giá trị pháp lý của chữ ký số

Theo Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn giao dịch điện tử về chữ ký số, giá trị pháp lý của chữ ký điện tử được xác định như sau:

  • Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định.
  • Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định.
  • Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.

Giá trị pháp lý

Giá trị pháp lý

Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số

Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn giao dịch điện tử về chữ ký số:

Một, chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó. 

Hai, chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:

  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùn

Ba, khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến “Hiệu lực của văn bản được ký bằng chữ ký điện tử” Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN HỢP ĐỒNG qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

5 (16 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết