Luật Lao Động

Hết hạn hợp đồng vẫn tiếp tục làm việc

Hết hạn hợp đồng vẫn tiếp tục làm việc là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, việc làm thế nào để luôn đảm bảo quyền lợi của người lao động trong những trường hợp này thì không phải ai cũng hiểu rõ. Sau đây, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ phân tích các vấn đề liên quan đến trường hợp hết hạn hợp đồng lao động nhưng người lao động vẫn tiếp tục làm việc để khách hàng nắm rõ.

Hết hạn hợp đồng vẫn tiếp tục làm việc thì được quyền lợi gì?

             Hết hạn hợp đồng vẫn tiếp tục làm việc thì được quyền lợi gì?

Các loại hợp đồng lao động hiện nay

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn: hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019.

Hết hạn hợp đồng vẫn tiếp tục làm việc thì giải quyết như thế nào?

Ký kết hợp đồng lao động mới

  • Khi Hợp đồng lao động đã ký kết là Hợp đồng lao động xác định thời hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới;
  • Trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết.

Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019.

Không ký kết hợp đồng lao động mới

Trong trường hợp không ký tiếp hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo điểm b khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019.

Hợp đồng lao động xác định thời hạn được ký tối đa bao nhiêu lần?

  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn được ký tối đa 02 lần
  • Sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn
  • Trừ những trường hợp sau đây, 2 bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn:
  • Khi sử dụng người lao động cao tuổi
  • Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
  • Phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.

Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 2 Điều 20, khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật Lao động 2019.

Hợp đồng lao động xác định thời hạn được ký tối đa bao nhiêu lần?

Hợp đồng lao động xác định thời hạn được ký tối đa bao nhiêu lần?

Quyền lợi của người lao động trong thời gian chờ ký hợp đồng mới

  • Trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết.
  • Bên cạnh đó, người lao động còn có các quyền chung được pháp luật quy định như sau:
  • Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
  • Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
  • Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Đình công;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 2 Điều 20, khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019.

Luật sư tư vấn hợp đồng lao động, giải quyết tranh chấp hợp đồng

Quyền lợi của người lao động trong thời gian chờ ký hợp đồng mới ●	Trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết. ●	Bên cạnh đó, người lao động còn có các quyền chung được pháp luật quy định như sau: ✔	Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc; ✔	Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể; ✔	Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động; ✔	Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc; ✔	Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; ✔	Đình công; ✔	Các quyền khác theo quy định của pháp luật.  Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 2 Điều 20, khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019.  Luật sư tư vấn hợp đồng lao động, giải quyết tranh chấp hợp đồng Luật sư tư vấn hợp đồng lao động, giải quyết tranh chấp hợp đồng

Luật sư tư vấn hợp đồng lao động, giải quyết tranh chấp hợp đồng

  • Tư vấn khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và mẫu đơn khởi kiện khi có tranh chấp hợp đồng lao động;
  • Tư vấn cách xác định tính hợp pháp của hợp đồng;
  • Tư vấn các loại hợp đồng lao động, quy định về tái ký hợp đồng theo pháp luật lao động;
  • Tư vấn ký kết hợp đồng lao động, quyền lợi của khách hàng khi ký kết các loại hợp đồng lao động;
  • Giải quyết tranh chấp khi doanh nghiệp không trả lương theo đúng quy định của hợp đồng lao động;
  • Tư vấn quyền lợi của khách hàng trong trường hợp hết hạn hợp đồng lao động nhưng người lao động vẫn làm việc;
  • Soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động;
  • Thay mặt các bên tiến hành đàm phán, hòa giải, thương lượng khi xảy ra tranh chấp hợp đồng lao động;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại các cấp tòa xét xử;
  • Luật sư thu thập chứng cứ trong tranh chấp hợp đồng lao động;
  • Đại diện theo ủy quyền tham gia vụ kiện tranh chấp về hợp đồng lao động, thông báo thực trạng giải quyết tranh chấp cho khách hàng.

Bài viết cung cấp các thông tin về các loại hợp đồng lao động, quyền lợi của khách hàng khi hết hạn hợp đồng lao động nhưng vẫn tiếp tục làm việc. Nếu khách hàng muốn biết thêm thông tin về Hợp đồng lao động hay tư vấn quyền lợi của người lao động thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 hoặc email: chuyentuvanluat@gmail.com để được Luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật tư vấn cụ thể.

4.6 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết